Dù có nhận thấy hay không, cơ thể ai hắn cũng từng trải qua một số hiện tượng, tình trạng thay đổi lạ lùng dưới đây mỗi khi mùa lạnh đến.
(Ảnh: Depositphotos)
Một trong những tác động lớn nhất của mùa thu lên cơ thể chúng ta là tình trạng khô da. Các bác sĩ da liễu đã chứng minh rằng sự thay đổi nhiệt độ theo mùa có thể đem lại những cú sốc với cơ thể, phá vỡ sự cân bằng hóa học của da và từ đó gây khô, nứt nẻ.
Cách khắc phục: uống đủ nước, dùng kem dưỡng ẩm
(Ảnh: Depositphotos)
Rụng tóc là hiện tượng vô cùng bình thường và phổ biến khi mùa thu vừa đến. Lý do đằng sau hiện tượng này có liên quan đến sự thích nghi với thời tiết của cơ thể. Vào mùa hè khi nắng nóng thường xuyên đổ xuống gay gắt, tóc có công dụng bảo vệ da đầu khỏi tia UV nên thường mọc dày hơn. Một khi đã sang thu, công dụng này dường như ít cần thiết hơn hẳn nên tóc có xu hướng rụng dần.
Cách khắc phục: dưỡng ẩm cho tóc, tránh gội đầu bằng nước nóng và mát xa da đầu thường xuyên.
(Ảnh: Depositphotos)
Trên thực tế, sự giảm lượng ánh sáng ban ngày vào mùa thu có tác động đến chu kì ngủ – thức của cơ thể. Càng ít tiếp xúc với ánh sáng trong ngày, bạn càng có xu hướng cảm thấy thêm mệt mỏi. Vì vậy, khi mùa thu vừa tới, chúng ta có xu hướng ngủ nhiều hơn bình thường.
(Ảnh: Reddit)
Khi trời bắt đầu chuyển lạnh, não sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể để tăng cường sản xuất và tích trữ chất béo, từ đó thích ứng tốt với nhiệt độ thấp. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, cơ thể ta có xu hướng thèm ăn các thành phần giàu tinh bột và chất béo.
(Ảnh: Depositphotos)
Sự chuyển đổi từ mùa hè sang thu có thể gây ra chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Đây là khoảng thời gian ta chứng kiến nhiều nỗi lo hơn do vô vàn vấn đề như vừa kết thúc kì nghỉ hè dài và phải quay trở lại công việc, hoặc hối tiếc vì còn nhiều dự định chưa thể hoàn thành.
Cách khắc phục: tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, tận hưởng ánh sáng mặt trời và dùng nguồn vitamin D thu nhận được để điều chỉnh lại tâm trạng.
(Ảnh: Depositphotos)
Ánh nắng của mùa thu tuy dịu nhẹ hơn mùa hè nhưng lại có thể làm tăng tổng lượng UV mà mắt tiếp xúc nếu không được bảo vệ, che chắn cẩn thận. Tình trạng này có thể gây ra những chứng bệnh tồi tệ, điển hình là viêm giác mạc.
(Ảnh: Shutterstock)
Môi trường, thời tiết chuyển từ hè sang đông tạo rất nhiều điều kiện lý tưởng để các loại vi rút tồn tại, điển hình là vi rút cúm. Đó là lý do tại sao nhiều người mắc phải chứng bệnh này khi mùa thu vừa tới.
Cách khắc phục: tuân thủ thói quen vệ sinh sạch sẽ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Nguồn: vtv.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.