Sunday, September 8, 2024

Tiềm năng hợp tác Việt Nam – Indonesia trong bối cảnh đại dịch



Với những điểm tương đồng trong các chính sách phòng chống COVID-19, Việt Nam và Indonesia có nhiều tiềm năng hợp tác trong cuộc chiến chống dịch, mở cửa nền kinh tế, cũng như thúc đẩy phục hồi bền vững.

 

Gần 66 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay hai nước vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè thân thiết và đối tác chiến lược quan trọng trong khu vực. Mối quan hệ này đã đi vào thực chất và bao trùm trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là đối tác kinh tế lớn thứ tư của Indonesia trong ASEAN và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Indonesia trên thế giới. Hai bên đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương trị giá 10 tỷ USD vào năm 2021.

Tại hội thảo chia sẻ chính sách hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh đại dịch ngày 8/11, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, Denny Abdi nhận định, Indonesia và Việt Nam là ngôi nhà của 60% dân số ASEAN, đồng thời nền kinh tế hai nước chiếm 45% nền kinh tế của khu vực. Nhìn vào xu hướng tăng trưởng tích cực ở cả hai nước, Indonesia và Việt Nam có thể chiếm 60% GDP của khu vực trong những năm tới, trở thành động lực tăng trưởng nhanh chóng của khu vực sau đại dịch. Do đó, hai nước cần tận dụng các tiềm năng này để tập trung vào các chính sách mới, thúc đẩy hợp tác song phương.

Nhấn mạnh ba lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Indonesia trong giai đoạn hiện tại và tương lai, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, Denny Abdi cho rằng hai bên có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, ngành công nghiệp công nghệ cao và nền kinh tế kỹ thuật số cùng với hợp tác về y tế.

Indonesia là quốc gia có vùng biển rộng 5,8 triệu km2 và 95.181 km bờ biển, trong khi Việt Nam cũng có vùng biển rộng 700.000 km2 và 3.200 km bờ biển. Do đó, hai bên có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực khai thác thủy sản và đánh bắt cá.

Với dân số trẻ, thu nhập trung bình cùng tốc độ phát triển nhanh chóng, hai bên có tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp công nghệ cao và nền kinh tế kỹ thuật số, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế sẽ vô nghĩa nếu sức khỏe cộng đồng bị đe dọa bởi đại dịch. Do đó, hợp tác y tế là ưu tiên trong chính sách của Indonesia. Đại sứ Denny cho biết: “Vào năm 2021, việc phát triển vaccine đã giúp Indonesia giảm thiểu tác động của đại dịch, mặc dù việc tiếp cận với vaccine và phân phối vaccine vẫn là một thách thức lớn. Và trong những thời điểm thử thách này, Việt Nam đã trở thành một đối tác quý giá của Indonesia”.

Ngành du lịch cũng đóng góp đáng kể vào tăng trường kinh tế hai nước. Năm 2019, Indonesia đón 16,1 triệu du khách quốc tế, trong khi Việt Nam đón 18 triệu lượt khách. Đại dịch đã gây thiệt hại với ngành du lịch mũi nhọn của hai quốc gia. Tuy nhiên hiện nay một số quốc gia trong đó có Việt Nam và Indonesia đã bắt đầu sống chung với đại dịch và chuẩn bị mở cửa kinh tế.

Đặc biệt, với việc thông qua Tuyên bố về xây dựng hành lang đi lại ASEAN tháng 8 năm 2021, việc đi lại giữa các nước ASEAN giờ đây đã được tạo điều kiện thuận lợi. Indonesia mới đây đã mở cửa du lịch cho đảo Bali và quần đảo Riau. Trong khi tại Việt Nam, đảo Phú Quốc dự kiến cũng sẽ đón du khách nước ngoài trở lại, có thể vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Tuy nhiên virus không chỉ dừng lại ở biên giới, do đó, các quốc gia thành viên ASEAN cần đảm bảo khả năng tương tác và theo dõi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, Indonesia đang sử ứng dụng Pedulilindungi để lưu trữ chứng chỉ vaccine Covid-19, kết quả xét nghiệm Covid-19 và theo dõi truy vết, cách ly. Trong khi ở Việt Nam hiện đã có ứng dụng PC-Covid. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho các du khách mà còn xây dựng niềm tin cho các hãng hàng không trong việc khôi phục kết nối quốc tế.

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam cho biết Indonesia cam kết tăng cường hợp tác chiến lược và quan hệ đối tác với Việt Nam, bao gồm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, vốn đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sự thịnh vượng và phát triển toàn cầu”.

Cùng quan điểm, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, Phạm Vinh Quang cho rằng, hai bên cần tăng cường hợp tác để chống lại đại dịch, nâng cao năng lực y tế cộng đồng và phúc lợi xã hội, đồng thời sẵn sàng ứng phó với những thách thức về y tế trong tương lai.

Hiện nay, Việt Nam và Indonesia có sự tương đồng trong các biện pháp chống dịch, chẳng hạn như ưu tiên vaccine cho các thành phố trọng điểm và chuyển từ đóng cửa hoàn toàn sang phong tỏa các địa điểm mục tiêu như chính sách giới hạn hoạt động cộng đồng 4 cấp độ ở Indonesia và 4 cấp độ “đỏ”, “cam”, “vàng” và “xanh” ở Việt Nam.

Tháng trước, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, Việt Nam và Indonesia cùng với các quốc gia thành viên ASEAN khác đã thông qua Khung phục hồi toàn diện ASEAN, định hướng cho “chiến lược hợp nhất nhằm thoát khỏi đại dịch” của khu vực. Khung phục hồi bao gồm năm trụ cột tập trung vào hệ thống y tế, an ninh con người, hội nhập kinh tế, số hóa và tiến tới một tương lai bền vững và linh hoạt hơn.

Với những sự tương đồng cùng bài học kinh nghiệm chiến lược của hai quốc gia trong hơn một năm chống lại đại dịch, Việt Nam và Indonesia hoàn toàn có khả năng tăng cường hợp tác đối phó với các đợt dịch tiếp theo, bổ sung cho những nỗ lực của nhau trong việc tái mở cửa nền kinh tế và thúc đẩy phục hồi bền vững./.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi