Wednesday, November 27, 2024

Đại học tư thục Việt Nam đi về đâu?



Gần 30 năm hiện diện, số lượng trường đại học tư từ 15 trường vào năm 2000, nay đã lên đến hơn 60  với những nguồn đầu tư cực lớn. Nhưng mô hình này đi về đâu vẫn là một câu hỏi lớn.

Gần 30 năm hiện diện, số lượng trường đại học tư từ 15 trường vào năm 2000, nay đã lên đến hơn 60  với những nguồn đầu tư cực lớn. Nhưng mô hình này đi về đâu vẫn là một câu hỏi lớn.

Ông Bùi Quang Độ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH Văn Lang, một trong những người đầu tiên tham gia thành lập ĐH dân lập tại TP.HCM, vừa mất ngày 9.11. Dịp này, tôi muốn nhắc lại giai đoạn đầu hình thành các trường ĐH tư thục hiện nay.

Đại học tư thục Việt Nam đi về đâu?

Hệ thống trường ĐH ngoài công lập Việt Nam có quá trình gần 30 năm

Các ĐH tư nhân ở Việt Nam không giống…ai

Trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài Sự phát triển các trường ĐH ngoài công lập TP.HCM vào tháng 5.2020, một thành viên hội đồng đặt câu hỏi với tôi: “Chị có thể so sánh thời kỳ đầu thành lập các trường đại học do tư nhân tổ chức tại Việt Nam với thời kỳ đầu thành lập của các ĐH tư trên thế giới được không?”. Tôi đã rất phân vân muốn trả lời : Xin thưa, giai đoạn thành lập đầu tiên của các ĐH tư nhân ở Viện Nam không giống…ai cả là do tính “đặc thù” của Việt Nam hiện tại.

Vị giáo sư hướng dẫn tôi khi phát biểu lại xác định sự ” không giống ai ” của việc thành lập các trường ĐH tư nhân này, bằng hình ảnh “đánh du kích “. Nhà nước đã đưa ra các quy chế như “đánh du kích”, nhấp nhấp, mở mở, đúng thì cho tiếp tục, sai thì rút kinh nghiệm, “sai đâu sửa đó “, tùy theo tình hình mà sửa, không vạch sẵn một chiến lược nào. Lúc bấy giờ mọi người “vận dụng” quan điểm cùng tắc biến, biến tắc thông của kinh Dịch để giải quyết những bế tắc về giáo dục ĐH vào những năm 1990.

Đại học tư thục Việt Nam đi về đâu?

Trường ĐH Văn Hiến chuyển từ dân lập sang tư thục bất thành ở giai đoạn đầu vì trục trặc phía nhà đầu tư

Không thể tưởng tượng vì sao vượt được quãng đường đã qua!

GS Hoàng Xuân Sính, một trong những người sáng lập, đồng thời là hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Thăng Long, trong một bài viết vào năm 2016 cho rằng bà cũng không thể tưởng tượng vì sao vượt được quãng đường đã qua. “Ngày đó, tôi ‘mở đường’ thành công. Không có tiền nhưng vẫn thành lập được trường. Tôi cũng không hiểu sao ngày ấy người ta cũng ‘cả tin’ để cho tôi làm thế. Ban đầu Trường ĐH Thăng Long có 150 sinh viên với hai ngành: toán học và thông tin. Học phí khoảng 100 USD (Hơn 2,2 triệu đồng hiện nay- NV) cho mỗi năm học và được hỗ trợ bởi người Việt ở Pháp và các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác nhau. Với điều kiện kinh tế ở Việt Nam lúc đó thì sự phát triển của Trường ĐH Thăng Long đã vô cùng khó khăn. Trong thời gian này, ĐH Thăng Long đại diện cho một mô hình theo phong cách mới của giáo dục ĐH ở Việt Nam”.

Đại học tư thục Việt Nam đi về đâu?

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM ở thời điểm ban đầu

Lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Huỳnh Thế Cuộc, người sáng lập, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ & Tin học TP.HCM (HUFLIT), bao quát về một thời kỳ đã qua.

“Khi có chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, cho phép mở các ĐH dân lập, lúc đó tôi là hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM đã về hưu, cùng với những người bạn làm giáo dục, làm đơn xin phép mở trường. Chúng tôi không có tiền, được sự ủng hộ của ông Bảy Dự (Nguyễn Võ Danh, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM), cho mượn đất của Thành ủy, ban đầu diện tích đất ít thôi, nhưng sau đó mở rộng ra (cơ sở ở đường Sư Vạn Hạnh). Hàng năm trường trả tiền thuê đất và đóng thuế đầy đủ. Cũng vào lúc ban đầu, có một nhà tư sản góp tiền đầu tư, tôi chỉ có một ít nhưng các bạn của tôi góp thêm tiền, dưới danh nghĩa của tôi”.

Đem lại môi trường học thuật tiên tiến, xóa bỏ giáo điều và sự khô cứng của nền giáo dục đại học là những mong muốn đầu tiên mang nặng tính lạc quan và nhiều mơ mộng. Các nhà giáo tâm huyết đã bỏ công sức xây dựng các trường ĐH tư nhân với hoài bão thay đổi nền giáo dục Việt Nam.

Những mong muốn đầu tiên đầy lạc quan và nhiều mơ mộng

Người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận đã quen với việc học các trường tư trước 1975 nên tham gia học rất đông. Bằng chứng là những năm đó các trường như ĐH HUFLIT, HUTECH, Hùng Vương, ĐH Văn Lang… tuyển sinh được rất nhiều sinh viên nhưng vì cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên phải giới hạn lại.

GS Ngô Gia Hy, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hùng Vương, cho rằng vào năm đầu tiên 1995, nhà trường được chỉ tiêu tuyển sinh là 1.200 sinh viên nhưng chỉ tuyển 642 vì thiếu phòng ốc, thiếu giảng viên và cũng với mục đích chọn chất lượng hơn số lượng.

Đem lại môi trường học thuật tiên tiến, xóa bỏ giáo điều và sự khô cứng của nền giáo dục đại học là những mong muốn đầu tiên mang nặng tính lạc quan và nhiều mơ mộng. Các nhà giáo tâm huyết đã bỏ công sức xây dựng các trường ĐH tư nhân với hoài bão thay đổi nền giáo dục Việt Nam.

Như thế thời kỳ tiền sáng lập của các ĐH dân lập là thời kỳ đẹp nhất cho những người “nhóm lửa”, những vị này đã xin thành lập trường với trái tim trong sáng đầy tâm huyết cho giáo dục đại học Việt Nam cho dù đang phải hoạt động trong một quy chế chưa chính thức (quy chế tạm thời) từ năm 1995 đến năm 2000.

Và những bất ổn trong việc quản trị đại học tư nhân tại Việt Nam

Đáng tiếc là những lạc quan và mơ mộng đó kết thúc sau chặng đầu tiên với một loạt các vụ việc không tốt xảy ra trong các đại học tư nhân mà cơ bản là do quy chế của Nhà nước chưa xác định được quyền sở hữu trong các ĐH tư nhân trong giai đoạn đầu thành lập trường.

Đại học tư thục Việt Nam đi về đâu?

Hai phe tranh chấp con dấu tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM

Khái niệm ĐH Dân lập không có trong giáo dục thế giới. Thời đó, ông Bùi Quang Độ từng nói : “Chúng tôi, những người đầu tư vào giáo dục ĐH, chúng tôi muốn đóng góp xây dựng giáo dục Việt Nam, nhưng các cơ quan truyền thông hoặc các lãnh đạo cấp trên vẫn nhìn chúng tôi như những người kinh doanh giáo dục, một mẫu người không tốt trong xã hội. Nếu chúng tôi muốn kinh doanh lời nhiều, chúng tôi sẽ đầu tư vào các ngành nghề khác…”.

Trong 10 năm (1994 – 2005), từ quy chế tạm thời ĐH dân lập đến quy chế Dân Lập không giống bất cứ những quy chế giáo dục tư thục nào trên thế giới đã gây nên những bất ổn trong việc quản trị đại học tư nhân tại Việt Nam.

Sự tranh chấp quyền lực đồng thời là tranh giành quyền lợi ngầm trong các đại học dân lập bùng nổ. Trường ĐH Văn Lang huy động vốn vay (lúc này chưa có khái niệm cổ đông) hàng năm đã trả tiền lời cho các nguồn vốn này cao hơn ngân hàng. Những tranh chấp nội bộ như sự bất đồng ý kiến giữa hiệu trưởng là giáo sư Nguyễn Ngọc Cẩn và HĐQT đã gây lên những tranh cãi trên truyền thông.

Sự xung đột giữa hiệu trưởng và HĐQT, cùng Đảng ủy Trường ĐH Hùng Vương đã tạo nên vụ chấn động trong giáo dục ĐH ngoài công lập tại TP.HCM. Đại diện Bộ GD-ĐT đưa công an vào trường này để truất phế hiệu trưởng lẫn HĐQT, đưa bí thư Đảng ủy lên làm hiệu trưởng và một nguyên thứ trưởng của Bộ vào làm Chủ tịch HĐQT…

Đại học tư thục Việt Nam đi về đâu?

Vì tranh chấp, sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM phải nhờ bảo vệ đồ án tốt nghiệp tại trường ĐH khác

Gần 30 năm, tính từ quy chế ĐH tư thục 1993 đến nay, qua nhiều quy chế khác nhau, ĐH tư thục Việt Nam có nhiều bước phát triển lớn như cơ sở vật chất, đội ngủ giảng viên, chương trình học…nhưng tương lai như thế nào thì chưa ai tiên liệu được.

ĐH tư thục Việt Nam với sự đầu tư của các tập đoàn giáo dục đã phát triển gần như vượt tầm của Bộ GD-ĐT. Những sự xung đột nội bộ không còn đưa ra truyền thông, thưa kiện…Tình hình khá ổn định trong vài năm nay. Nhưng mô hình này đi về đâu, những nhà giáo dục chân chính còn phân vân.

Chỉ biết rằng khái niệm kinh doanh giáo dục với các trường ĐH ngoài công lập có lẽ giờ đã lỗi thời với những ai còn theo quan điểm này. Trong lịch sử Việt Nam có nhân vật đặc biệt vào đầu thế kỷ 20, Cụ Lương Văn Can vừa là một doanh nhân vừa tham gia bất vụ lợi sáng lập nên Đông Kinh Nghĩa Thục. Hy vọng những tập đoàn doanh nghiệp hiện nay sẽ nối tiếp tinh thần này khi quản lý các đại học tư để đưa giáo dục Việt Nam bắt kịp với thế giới mà những người sáng lập đại học tư đã vượt qua nhiều khó khăn để loại hình đại học tư tồn tại.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img