Nhiều bạn đọc bức xúc trước việc F0 điều trị tại nhà chậm được cấp thuốc Molnupiravir, yêu cầu các trạm y tế phải cấp thuốc đúng theo yêu cầu của Sở Y tế TP.HCM.
Nhiều bạn đọc bức xúc trước việc F0 điều trị tại nhà chậm được cấp thuốc Molnupiravir, yêu cầu các trạm y tế phải cấp thuốc đúng theo yêu cầu của Sở Y tế TP.HCM.
Như Thanh Niên đã đưa tin, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thực tế đã chứng minh việc tổ chức chăm sóc và cung cấp thuốc điều trị cho người F0 theo phác đồ: gói thuốc A (các vitamin), B (kháng viêm, kháng đông) và C (Molnupiravir) đã góp phần giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tử vong. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Sở Y tế nhận được những phản ánh bức xúc của người dân qua đường dây nóng. Theo đó, người dân tự xét nghiệm và có kết quả dương tính nhưng không liên hệ được trạm y tế (TYT) để được tư vấn, cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19.
Thuốc Molnupiravir được trạm y tế lưu động cấp phát cho F0 tại nhà |
Trước thực trạng này, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Giám đốc Trung tâm y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP.Thủ Đức tăng cường phổ biến, kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc và quản lý F0 cách ly tại nhà do TYT và TYT lưu động thực hiện. Ông yêu cầu tất cả F0 đang cách ly tại nhà và cơ sở cách ly trên địa bàn phải được cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19 trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.
Trong khi đó, tại cuộc làm việc với H.Hóc Môn ngày 7.11, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh không thể chấp nhận người nhiễm Covid-19 gọi không ai bắt máy; không thể chấp nhận người bệnh không được cấp thuốc dù thuốc kháng vi rút có trong kho. Theo ông Nên, ý kiến các chuyên gia là thuốc kháng vi rút rất quan trọng vì giảm bệnh nặng, giảm nhập viện, giảm tử vong.
Đừng để F0 tự bơi, tự điều trị
“Tôi là F0 được 20 ngày, tôi tự xét nghiệm tại nhà khi có triệu chứng, lên TYT phường B.H.H B khai báo và về tự điều trị tại nhà. Khi phát hiện nhiễm bệnh, y tế phường không làm xét nghiệm lại, khi tôi gọi lên trạm thì được nhân viên y tế đến phát cho 2 loại vitamin cho 10 ngày uống và 1 chai nước muối. Hoàn toàn không có bất cứ loại thuốc nào khác. Thuốc long đờm, nghẹt mũi thì bên y tế bảo tự mua, còn thuốc kháng vi rút thì tôi hỏi họ bảo làm gì có mà phát. Tôi hỏi vậy tự mua được không họ bảo làm gì có mà mua. Vậy là tôi tự làm hết, đến ngày 14 lên làm xét nghiệm thì âm tính”, bạn đọc (BĐ) Ngọc phản ánh.
Một số BĐ cũng than phiền rất khó gọi được điện thoại cho TYT phường, khi thì không ai nghe, khi thì máy bận… trong khi người bệnh đang rất lo lắng. BĐ Bao Water phản ánh: “Khi có người nhà bị mới thấy liên hệ với các anh chị y tế khó đến mức nào…”. BĐ Long cũng cho biết: “Tôi ở P.12, Q.GV, gọi hotline y tế phường để báo người nhà F0 mà không có ai nghe máy. Liên hệ số phản ứng nhanh thì báo 14 ngày sau ra y tế phường test lại âm tính thì cấp giấy xác nhận F0, chứ cũng không có hỗ trợ gì”…
Hãy là lương y như từ mẫu
Lo lắng trước tình hình dịch bệnh hiện nay, BĐ Ngọc Hiền chia sẻ: “Rất mong nhân viên y tế tiếp tục chiến đấu mạnh mẽ để bảo vệ người dân. F0 khi đã gọi điện đến là họ tin tưởng và “phó thác” cho ngành y tế, xin đừng để họ thất vọng trong lúc họ đang khó khăn”. BĐ biencaoxxxx@gmail.com cũng bức xúc: “Cần nhanh chóng cấp thuốc, đừng để chờ xong thủ tục để có thuốc thì F0 đã nặng và nguy hiểm”.
Cùng quan điểm, BĐ Tanh phuoc le gửi gắm vào ngành y tế: “Có câu lương y như từ mẫu. Xin hãy vì bệnh nhân mà tận tâm để xứng với hai chữ từ mẫu”.
Trong khi đó, BĐ Tri Tran Hao bày tỏ: “Lực lượng y tế địa phương ít. Nội việc trực tiếp chăm sóc F0 đã quá bận rồi. Nay lại phải kiêm tổng đài, kiêm nhân viên hành chính để thực hiện các thủ tục rườm rà xin cấp phát thuốc. Mong các lãnh đạo cắt bớt quy trình thủ tục và có giải pháp hỗ trợ, giảm tải các thủ tục rườm rà cho anh em y tế địa phương để họ có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc cho F0”.
Giờ thì phải tỉnh táo và tuân thủ 5K nghiêm ngặt, để bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng, để giảm tải cho nhân viên y tế.
Văn Miến
Không biết lý do gì mà F0 không được cấp phát thuốc cho sớm? Mong cấp trên kiểm tra thường xuyên, không để việc cấp phát thuốc, chăm sóc cho F0 chậm trễ…
CamYen Phan
“Trung bình 2 ngày mới có thuốc”. Lại là câu chuyện “quy trình”. Hy vọng bệnh nhân không trở nặng sau 2 ngày đó.
Mr Zero
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.