Đánh mất tiền học phí, một sinh viên giấu gia đình, vay ‘tín dụng đen’ qua app cho vay trực tuyến với lãi suất cao. Từ số tiền cần đóng học phí hơn 10 triệu đồng, số tiền vay nợ đến nay lên tới 300 triệu đồng.
Đánh mất tiền học phí, một sinh viên giấu gia đình, vay ‘tín dụng đen’ qua app cho vay trực tuyến với lãi suất cao. Từ số tiền cần đóng học phí hơn 10 triệu đồng, số tiền vay nợ đến nay lên tới 300 triệu đồng.
Cảnh báo sinh viên tránh xa ‘tín dụng đen’ của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM |
Đánh mất học phí, sinh viên vay nợ tới 300 triệu đồng
Chiều 15.11, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đăng tải trên trang thông tin điện tử, cảnh báo sinh viên cần tránh xa “tín dụng đen” cho vay tiền lãi suất cao.
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, cho biết nhà trường vừa ghi nhận trường hợp một sinh viên bị vướng vào “tín dụng đen” dẫn đến số nợ lên tới 300 triệu đồng.
“Sinh viên tên T. đã không may đánh mất khoản tiền đóng học phí (khoảng hơn 10 triệu đồng ). Vì lo sợ nên sinh viên không nói với gia đình và đã đi vay ‘tín dụng đen’ qua ứng dụng di động (app) cho vay trực tuyến với lãi suất cao. Đến khi gia đình biết chuyện thì T. đã vay số tiền lên tới 300 triệu đồng (gồm cả lãi)”, thạc sĩ Thoa cho biết.
Bà Thoa lưu ý: “Học sinh và sinh viên là lứa tuổi còn non nớt, chưa làm ra tiền lại dễ bị dụ dỗ. Các app vay tiền lãi suất cao đã đánh vào tâm lý này và người chịu hậu quả là các bậc phụ huynh”.
Vì vậy, theo thạc sĩ Thoa, nếu thực sự có nhu cầu vay tiền thì mọi người cần tìm đến các dịch vụ tài chính ngân hàng chính thức, app cho vay đã được cấp phép. Đặc biệt, sinh viên nên chia sẻ với gia đình, nhà trường để được hỗ trợ và không nên vay từ các quỹ tín dụng không rõ ràng. “Bên cạnh việc hỗ trợ để sinh viên vay vốn học tập từ ngân hàng chính sách địa phương, nhà trường còn có chính sách hỗ trợ tài chính và trong đó có hỗ trợ sinh viên gặp những khó khăn đột xuất”, bà Hoa nói.
Sinh viên khó khăn cần liên hệ trường để được hỗ trợ
Tình trạng sinh viên vay “tín dụng đen” với lãi suất cao này không phải lần đầu tiên xảy ra. Thạc sĩ Hoa cho biết: “Nhà trường từng đưa ra những cảnh báo trước đây nhưng thi thoảng vẫn có trường hợp sinh viên mắc phải. Vì vậy, từ một trường hợp mới xảy ra gần đây, trường tiếp tục có cảnh báo đến người học, đặc biệt là các tân sinh viên vừa bước vào giảng đường ĐH”.
Trước đó, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã cảnh báo sinh viên tuyệt đối không tham gia vay tín dụng qua ứng dụng hoặc vay tín dụng trực tuyến với lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố. Trường hợp sinh viên đã thực hiện vay vốn tín dụng lãi suất cao cần liên hệ phòng Công tác sinh viên và Thanh tra giáo dục để được hỗ trợ giải quyết.
Trường ĐH này cũng khuyến cáo sinh viên tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người ngoài hoặc trên ứng dụng, diễn đàn không rõ ràng. Đồng thời, nhà trường cảnh báo sinh viên không được lợi dụng, lôi kéo người khác tham gia hoặc cung cấp thông tin cá nhân của người khác khi chưa được phép.
“Khuyến cáo toàn thể sinh viên khi gặp khó khăn đột xuất về tài chính thì liên hệ trường để được hỗ trợ. Trường thông báo để sinh viên biết và phòng tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vay tín dụng lãi suất cao”, thông báo nêu cụ thể.
Báo Thanh Niên cũng từng có loạt bài phản ánh những chiêu trò lừa đảo vay tiền qua ứng dụng di động (app). Trong đó, có những người vay 3 triệu đồng nhưng “lãi mẹ đẻ lãi con” lên tới 300 triệu đồng.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.