Mỗi ngày phải tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài để học trực tuyến, nhiều phụ huynh vô cùng lo ngại cho các vấn đề về mắt của con. Vậy làm gì để bảo vệ mắt khi học trực tuyến?
Mỗi ngày phải tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài để học trực tuyến, nhiều phụ huynh vô cùng lo ngại cho các vấn đề về mắt của con. Vậy làm gì để bảo vệ mắt khi học trực tuyến?
Chị Phan Ngọc Hồng Châu (35 tuổi, ngụ hẻm 818 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM) từng chia sẻ với phóng viên: “Bé nhà mình mắt vốn yếu (loạn 4,5 độ) nay lại thêm 1 độ cận. Nghe nói tình hình học trực tuyến còn có thể kéo dài, thật là quan ngại”. Đó cũng là nỗi lo chung của rất nhiều phụ huynh, và mong muốn được tư vấn làm gì để bảo vệ mắt khi học trực tuyến?
Thạc sĩ, bác sĩ (BS) Dương Nguyễn Việt Hương (ảnh), giảng viên bộ môn mắt, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, đã có những chia sẻ hữu ích về cách giúp phụ huynh trong giai đoạn học trực tuyến.
“Ôm” thiết bị điện tử học trực tuyến mỗi ngày dễ dẫn đến những bệnh về mắt cho trẻ |
Nhiều mối nguy cho mắt của trẻ
BS có những nhìn nhận gì về thực trạng chung của câu chuyện học trực tuyến dẫn đến các bệnh về mắt ở trẻ?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường học chuyển sang dạy và học trực tuyến khiến cho thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ gia tăng so với trước dịch. Hiện nay, đa số trẻ phải học trực tuyến nhiều hơn 2 giờ một ngày, điều này kéo theo sự gia tăng tần suất các triệu chứng thị giác liên quan sử dụng thiết bị điện tử như nhìn mờ, mỏi mắt, đau nhức mắt, cảm giác cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…
Ngoài ra, trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời bị hạn chế. Do đó, bên cạnh việc học trực tuyến, trẻ còn sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh… phục vụ cho mục đích giải trí, khiến cho thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử lại càng nhiều hơn.
Khi phải ngồi trước màn hình thời gian dài và liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến mắt của trẻ ra sao, thưa BS?
Khi trẻ phải ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài sẽ dễ mắc các triệu chứng thị giác liên quan thiết bị điện tử. Các triệu chứng này được chia thành 4 nhóm chính. Nhóm thứ nhất do hoạt động điều tiết quá mức của mắt gây đau nhức, cảm giác căng và mỏi mắt. Nhóm thứ hai gồm các triệu chứng gây ra do khô mắt như cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
Khi tập trung nhìn vào màn hình máy vi tính, điện thoại sẽ khiến cho tần số chớp mắt giảm đi so với bình thường và dễ gây nên khô mắt. Nhóm thứ ba bao gồm các triệu chứng về thị giác như nhìn mờ, nhìn đôi. Nhóm cuối cùng là các triệu chứng ngoài mắt như đau cổ, đau lưng, đau vai do tư thế ngồi và vị trí đặt màn hình không phù hợp.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc trẻ phải ở nhà và học trực tuyến do dịch bệnh sẽ làm gia tăng tỷ lệ cận thị và tốc độ tiến triển cận thị. Điều này xảy ra do ảnh hưởng trực tiếp của thiết bị điện tử lên hoạt động thị giác cũng như ảnh hưởng gián tiếp của việc giảm thời gian sinh hoạt ngoài trời ở trẻ. Ánh sáng tự nhiên có tác dụng kích thích võng mạc giải phóng chất dopamine giúp ức chế sự phát triển dài ra của nhãn cầu – nguyên nhân chủ yếu gây cận thị. Do đó, hoạt động ngoài trời là một yếu tố giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ hình thành và tiến triển cận thị.
Đối với những trẻ không có máy tính và phải học bằng điện thoại thì nguy cơ bệnh về mắt có nhiều hơn không, thưa BS?
Do màn hình điện thoại có kích thước nhỏ nên đòi hỏi trẻ phải nhìn ở khoảng cách gần hơn so với các thiết bị khác như máy vi tính hay máy tính bảng để có thể thấy rõ. Điều này làm gia tăng hoạt động điều tiết của mắt và nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nhức mỏi mắt khi sử dụng trong thời gian dài. Có nghiên cứu còn cho thấy sử dụng điện thoại có nguy cơ gây khô mắt nhiều hơn so với máy vi tính.
Các biện pháp bảo vệ, chăm sóc mắt
Việc học trực tuyến là điều bắt buộc phải thích ứng hiện nay. BS có lời khuyên và giải pháp nào giúp phụ huynh có thể bảo vệ, chăm sóc mắt của con tốt hơn trong giai đoạn này?
Để bảo vệ mắt trong thời điểm học trực tuyến, có một số vấn đề mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Đầu tiên là áp dụng quy luật 20 – 20 – 20, tức là sau khi nhìn vào màn hình 20 phút, cho mắt nghỉ ngơi trong 20 giây bằng cách nhìn ra xa ở khoảng cách 20 feet (khoảng 6 m) hoặc nhắm mắt thư giãn trong 20 giây.
Máy vi tính hoặc máy tính bảng nên đặt cách mắt khoảng 1 cánh tay và hơi thấp hơn tầm mắt 1 góc khoảng 15 độ để mắt trẻ ở vị trí hướng xuống khi nhìn vào màn hình. Việc này giúp giảm căng cơ ở mắt và góp phần thu hẹp khe mi giúp giảm diện tích tiếp xúc của mắt với môi trường bên ngoài, từ đó giảm nguy cơ khô mắt.
Để giảm hiệu ứng chói sáng, đặt nguồn sáng phía sau trẻ thay vì phía sau màn hình thiết bị điện tử, điều chỉnh cỡ chữ, độ sáng và mức độ tương phản hình ảnh phù hợp, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt trẻ.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử trong không gian tối vì trong tối đồng tử mắt giãn, mức độ ánh sáng từ màn hình đi vào mắt có thể gây ra các xáo trộn về hình ảnh tiếp nhận và làm cho mắt khó chịu.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử 30 – 60 phút trước khi ngủ do ánh sáng xanh từ màn hình có thể gây rối loạn giấc ngủ của trẻ.
Ngoài ra, để trả lời câu hỏi làm gì để bảo vệ mắt khi học trực tuyến? đó chính là nhắc nhở trẻ chớp mắt thường xuyên để giảm nguy cơ khô mắt. Có thể cho trẻ sử dụng bổ sung nước mắt nhân tạo để dự phòng khô mắt khi phải học trên thiết bị điện tử trong thời gian dài. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên cho trẻ đi khám mắt và điều chỉnh tật khúc xạ nếu có.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.