Trong 6 năm qua, 76 tổ chức, 23 cá nhân vi phạm các quy định về giáo dục nghề nghiệp đã bị xử phạt hành chính với số tiền gần 4 tỉ đồng, dẫn đến hàng chục ngàn sinh viên bị hủy kết quả thi và tốt nghiệp.
Trong 6 năm qua, 76 tổ chức, 23 cá nhân vi phạm các quy định về giáo dục nghề nghiệp đã bị xử phạt hành chính với số tiền gần 4 tỉ đồng, dẫn đến hàng chục ngàn sinh viên bị hủy kết quả thi và tốt nghiệp.
Hàng chục ngàn sinh viên bị hủy kết quả thi
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hôm 11.11 đã trình Chính phủ các văn bản liên quan đến Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm thay thế cho Nghị định 79 ban hành năm 2015, do nghị định này còn một số vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Người học sẽ bị ảnh hưởng nếu trường nghề sai phạm (ảnh minh hoạ) |
Thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho biết, trong 6 năm qua, Bộ LĐ-TB-XH và Sở LĐ-TB-XH các tỉnh thành đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 93 tổ chức và 23 cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GDNN theo quy định tại Nghị định số 79. Số tiền phạt thu về cho nhà nước là 3.706.700.000 đồng. Riêng TP.HCM thu số tiền phạt là hơn 800 triệu đồng, chiếm 22%, tỉnh Bình Định là 194,5 triệu đồng, TP.Hà Nội 177,5 triệu đồng…
Ngoài phạt tiền, từ những vi phạm này, Tổng cục GDNN đã ban hành 3 quyết định tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN đối với 3 trường CĐ có hành vi vi phạm nghiêm trọng, 5 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN đối với 1 trường CĐ có hành vi vi phạm rất nghiêm trọng và 4 trường CĐ không bảo đảm điều kiện hoạt động (cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ đào tạo, đội ngũ nhà giáo, chương trình đào tạo) theo quy định. Các Sở LĐ-TB-XH cũng đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN của 33 cơ sở không bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định.
Tổng cục GDNN cũng đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với 57 cơ sở GDNN trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo 55 ngành, nghề đào tạo trình độ CĐ, trung cấp, sơ cấp tại 162 địa điểm đào tạo do tuyển sinh, tổ chức đào tạo tại các địa điểm đào tạo, địa điểm liên kết không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN, không đủ điều kiện đào tạo liên thông hoặc không bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định.
Đặc biệt, việc vi phạm đã ảnh hưởng tới hàng chục ngàn người học. Cụ thể, Bộ LĐ-TB-XH đã yêu cầu các cơ sở GDNN này hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp đối với 13.953 người học ở 43 ngành, nghề đào tạo CĐ, trung cấp và sơ cấp. Trong đó, trình độ CĐ là 7.570 sinh viên, trung cấp 1.258 học sinh và sơ cấp 5.125 học viên. Riêng khối ngành sức khỏe là 8.750 người học.
Bổ sung thêm các vi phạm, tăng tiền phạt
Tại dự thảo nghị định mới này, Bộ LĐ-TB-XH đã bổ sung các hành vi vi phạm hành chính, biện pháp xử phạt và quy định cụ thể về mức độ hành vi vi phạm như vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng…
Chẳng hạn, bên cạnh các vi phạm về tuyển sinh, chương trình đào tạo, liên kết liên thông, kiểm tra đánh giá, cấp văn bằng chứng chỉ… còn có thêm các vi phạm về quy định hợp tác quốc tế, hoạt động đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy nghiên cứu khoa học ở các trình độ GDNN…
Đối với các vi phạm nhẹ, mức phạt từ 1 – 50 triệu đồng tùy từng mức độ. Riêng các vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, dự thảo này đưa ra mức phạt hàng trăm triệu đồng. Cụ thể, đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ không đúng tên ngành, nghề, hoặc ngành, nghề không được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp… mức phạt lên tới 100 – 150 triệu đồng tuỳ số lượng người học.
Hình phạt bổ sung của các vi phạm thường là buộc thu hồi quyết định thành lập, buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ, buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN, liên kết đào tạo với nước ngoài; buộc hủy bỏ chương trình, giáo trình; buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hủy thông báo tuyển sinh; đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, buộc hủy kết quả thi của sinh viên.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.