“Nghe chuông đồng hồ báo thức, tôi choàng tỉnh, vệ sinh cá nhân rồi chỉnh tề áo quần, xách cặp bước ra. Vợ tôi ngạc nhiên “nay dạy trực tuyến mà?”. Tôi ngớ người, ngồi bần thần một lúc. Xa học trò, chúng tôi trống vắng ngẩn ngơ”. Và tôi tự hỏi bao lâu rồi tôi không thể nhìn thấy hết gương mặt học trò?
“Nghe chuông đồng hồ báo thức, tôi choàng tỉnh, vệ sinh cá nhân rồi chỉnh tề áo quần, xách cặp bước ra. Vợ tôi ngạc nhiên “nay dạy trực tuyến mà?”. Tôi ngớ người, ngồi bần thần một lúc. Xa học trò, chúng tôi trống vắng ngẩn ngơ”. Và tôi tự hỏi bao lâu rồi tôi không thể nhìn thấy hết gương mặt học trò?
Đó là tâm sự của thầy Bùi Ngọc Việt, giáo viên vật lý Trường THPT Phan Việt Thống, xã Bình Phú, H.Cai Lậy, Tiền Giang. Hơn nửa năm trời dạy trực tuyến, xa học trò, nhưng thầy Việt kể nhiều ngày mình vẫn làm theo thói quen cũ, chuẩn bị đến trường với học trò… Không chỉ thầy Việt, nhiều thầy cô giáo khác cũng chung tâm tư ấy.
Cô Trần Thị Thanh Quang và các học sinh Trường THPT Củ Chi (TP.HCM) trong những năm học trước |
“Cha xa các con lâu ngày”
Thầy Bùi Ngọc Việt đã gắn bó với ngôi trường gần 20 năm, coi học trò như những đứa con. Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò, nhưng dù chúng có nghịch ngợm như thế nào, có người cha nào ghét bỏ con mình? Thầy Việt kể lớp học mà thầy trò chỉ thấy nhau qua màn hình, thiếu những lần thầy gọi trò lên bảng trả bài, thiếu vắng tiếng nô đùa của mấy cậu bé hiếu động… thiếu vắng đi cảm xúc chân thật, thì không thể là một lớp học trọn vẹn.
“Tôi nhớ những buổi sáng tới trường thật sớm ngồi uống cà phê với các đồng nghiệp rồi bắt đầu một giờ giảng. Tôi nhớ những cô cậu học trò cứ hay trêu chọc người “cha” của mình. Nhớ những ngày sinh nhật tôi, chúng mua bánh kem rồi đọc lời chúc. Nhớ cả những ngày 20.11 mà thầy trò được dự lễ kỷ niệm ở trường. Bây giờ tôi như cha xa các con lâu ngày, các con nhắn tin cho tôi qua Zalo, chúng cũng nhớ tôi, nhưng những con chữ khó mà bằng những khoảnh khắc thầy trò cùng gặp gỡ nhau ngoài đời”, thầy Việt bộc bạch.
“Mẹ đi công tác xa, mong về gặp con”
Với cô Nguyễn Thị Hồng Gấm, giáo viên ngữ văn Trường THCS An Nhơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM, nỗi nhớ học trò tăng lên theo thời gian, khi những tháng ngày phải học trực tuyến càng kéo dài vì tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
“Vẫn giảng bài trực tuyến cho các học sinh, nhưng tôi vẫn rất nhớ các em – những học trò của tôi nhí nhảnh, hồn nhiên ở ngoài đời. Tôi nhớ những nụ cười và những câu hỏi trong giờ học. Tôi như người mẹ đi công tác xa, chỉ mong mau về để gặp lại. Đã bao lâu rồi, tôi không thể nhìn hết tất cả các gương mặt học trò?”, cô Hồng Gấm tâm sự.
Còn cô Trần Thị Thanh Quang, giáo viên ngữ văn Trường THPT Củ Chi, H.Củ Chi, TP.HCM, chia sẻ, hơn nửa năm chỉ gặp các em học sinh qua màn hình máy tính, điện thoại, càng khiến cô nhớ học trò, nhớ trường lớp da diết hơn. “Tôi nhớ lắm bảng đen phấn trắng. Nhớ mỗi sáng thứ hai chào cờ đầu tuần sân trường tràn ngập sắc áo trắng tinh khôi của các em học sinh. Tôi nhớ những gương mặt, ánh mắt cùng những trò đùa vui vẻ của những cô cậu học trò hồn nhiên tinh nghịch. Nhớ những giờ học trò sợ lên trả bài vì hôm ấy nhiều môn kiểm tra quá”, cô Quang kể.
Rồi một ngày vui, chúng ta gặp lại nhau
Cô Hồng Gấm chia sẻ, ngày Nhà giáo VN 20.11 cô không có điều ước gì xa xôi, chỉ có một mong mỏi, đó là người dân TP.HCM và cả nước đều ý thức 5K tốt nhất, để các bộ, ngành sớm có giải pháp cho học sinh đến trường học trực tiếp trở lại. Điều này giúp giáo viên có thể truyền tải hết những kiến thức trong từng bài giảng đến các trò, để thầy trò gặp lại nhau, học trò cũng được kết nối với bạn bè, cân bằng tâm lý sau chuỗi ngày chỉ học trực tuyến. “Được nhìn thấy những học trò của mình vẫn khỏe mạnh, đủ điều kiện học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn này là niềm vui không của riêng ai”, cô Hồng Gấm nói.
Đó cũng là mong ước của cô Trần Thị Thanh Quang. Nữ giáo viên ngữ văn bộc bạch, biết được các trò đều khỏe mạnh, an yên, hẹn ngày TP.HCM thật sự bình yên để cô trò được học trực tiếp, cùng gặp nhau là niềm hạnh phúc to lớn nhất.
Thầy Lê Văn Nam, giáo viên hóa học Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, tâm sự chưa bao giờ thấy nhớ tiếng cười đùa của học trò đến như vậy, nhớ những lần “tám” chuyện cùng các em học sinh, nhớ những bữa ăn trưa thầy trò ngồi ăn chung, cả những lần đi dọn vệ sinh quanh trường… Thầy nghẹn ngào: “Sâu thẳm trong tâm, chúng tôi mong dịch bệnh đi qua, để tất cả chúng tôi được quay trở về ngôi trường yêu dấu của mình, cùng các học trò. Hẹn các em học sinh, rồi một ngày vui, chúng ta gặp lại nhau”…
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.