Thursday, November 28, 2024

Thầy giáo lấy bằng tiến sĩ khi về hưu truyền cảm hứng cho người trẻ



Xuất phát là một công nhân kỹ thuật, rồi đến dạy học, thầy Trần Tiến Đức không ngừng nghỉ theo đuổi việc học. Ông 3 lần thi trượt đại học, nhưng sau đó không chỉ có bằng cử nhân mà còn học lên thạc sĩ và lấy bằng tiến sĩ.

Xuất phát là một công nhân kỹ thuật, rồi đến dạy học, thầy Trần Tiến Đức không ngừng nghỉ theo đuổi việc học. Ông 3 lần thi trượt đại học, nhưng sau đó không chỉ có bằng cử nhân mà còn học lên thạc sĩ và lấy bằng tiến sĩ.

Thầy Trần Tiến Đức, giáo viên môn toán Trung tâm giáo dục thường xuyên, Q.11, TP.HCM, đã truyền nhiều cảm hứng cho người trẻ về sự nỗ lực không ngừng vươn lên trong học tập. Thầy sẽ về hưu vào đầu tháng 12 này.

Vừa là công nhân vừa là thầy giáo

Chia sẻ về chặng đường từ công nhân trở thành thầy giáo, thầy Đức cho biết xuất phát điểm của ông là một công nhân và suốt nhiều năm qua ông vẫn làm song song cả công việc của một công nhân kỹ thuật và giáo viên dạy toán, làm việc ở các điểm xóa mù chữ.

Gắn bó với công việc tưởng chừng như chủ yếu vận dụng “tay chân” nhưng ông cho biết suốt quá trình đi làm, đi dạy, ông luôn đốc thúc bản thân phải học những gì chưa biết để “có cái mà dạy học trò”.

Thầy giáo lấy bằng tiến sĩ khi về hưu truyền cảm hứng cho người trẻ

Thầy Trần Tiến Đức chia sẻ về chặng đường học tập không ngừng nghỉ của mình

Chặng đường đi học của ông rất vất vả, năm 1978, ông Đức thi vào Trường trung cấp Kỹ thuật công nghiệp (TP.HCM). Dù vừa làm vừa học nhưng buổi tối khi có thời gian trống, ông tiếp tục theo học lớp 12 ở Trường bổ túc văn hóa Q.11. Từ sáng đến tối miệt mài, 2 năm sau đó, ông tốt nghiệp và được nhận vào làm công nhân kỹ thuật đúng như dự định ban đầu. Lúc đó, ông làm cùng nhóm với một thầy giáo có chuyên môn rất giỏi. Từ đây, cuộc đời thầy Đức có bước ngoặt lớn.

“Khi đó, đồng nghiệp này nói một câu dẫn tôi đến với vai trò người thầy hôm nay. Đó là: “Muốn làm gì thì làm nhưng để được học bài bản, có thể đi dạy thì nên thi vào sư phạm”. Thế là tôi quyết tâm thi vào Khoa Hóa – địa, Trường CĐ Sư phạm TP.HCM”, thầy Đức kể lại.

Năm 1986, thầy tốt nghiệp và được phân về một trường ở H.Củ Chi dạy học. 3 năm sau ông được chuyển về dạy gần nhà tại Trường bổ túc văn hóa Q.11. Thầy được giao nhiệm vụ làm công tác xóa mù chữ. Điều đặc biệt, suốt quá trình đi học và dạy này, ông vẫn là một công nhân kỹ thuật, mãi cho đến năm 2016 ông mới nghỉ làm công nhân.

3 lần rớt đại học

Ở vai trò là người thầy, ông mong muốn dạy cho học trò của mình những gì tốt nhất có thể. Thế là ông tiếp tục thi vào Khoa Toán Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhưng cả 3 lần ông đều thi trượt. Sau đó, nhờ có các chứng chỉ toán cao cấp đã học ở một trường khác, ông được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận vào học.

“Phải thú thật, khi vào học rồi tôi mới thấy đi theo môn toán khó kinh khủng. Trước đây, tôi cứ tưởng mình từng học qua toán cao cấp thì dễ dàng theo học ĐH nhưng vào học mới thấy vất vả thế nào. Và tôi bị rớt môn, thi lại rất nhiều đến nỗi bị ám ảnh. Nhưng trong đầu tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện từ bỏ, tôi cứ mỗi ngày cố gắng thêm một tí cho đến ngày tốt nghiệp ĐH, cầm trên tay tấm bằng cử nhân toán”, thầy Đức chia sẻ.

Thầy giáo lấy bằng tiến sĩ khi về hưu truyền cảm hứng cho người trẻ

Thầy Đức nhận bằng tiến sĩ năm 59 tuổi

Lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 59

Năm 2007, từ một công nhân kỹ thuật lành nghề, thầy Đức được nhận vào dạy môn toán tại Trường CĐ Nghề TP.HCM, từ đó ông dạy song song cả hai nơi.

Do yêu cầu công việc, ông tiếp tục học lên thạc sĩ ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 2 năm sau đó ông tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ sư phạm kỹ thuật.

“Nghe kể thì đơn giản vậy thôi, nhưng với tôi đó là khoảng thời gian rất khó khăn khi vừa đi làm vừa đi học, phải đi đi về về liên tục. Tôi phải hy sinh thời gian cho bản thân, gia đình và điều may mắn tôi có được là một người vợ tận tụy và thông cảm. Những lúc khó khăn nhất, vợ luôn động viên tôi cố gắng để hoàn thành việc học”, thầy Đức tâm sự.

55 tuổi, khi hầu hết bạn bè đã có chức vị, thành công trong công việc, cũng có người an phận trước khi về hưu thì thầy Đức bắt đầu học lên tiến sĩ. Lúc đó, ông biết khi hoàn thành chương trình cũng đã là lúc mình về hưu nhưng ông cho rằng đã học thì ở tuổi nào cũng có thể học được, kiến thức sẽ là thứ không bao giờ dư thừa.

“Cách đây 4 năm, khi đứng lớp, thấy trong lớp học của mình nhiều người là tiến sĩ, mình tự biết rằng về nghiệp vụ sư phạm mình có thể hơn người ta nhưng về kiến thức thì chưa chắc. Thế là tôi lại quyết tâm học lên tiến sĩ chuyên ngành sư phạm kỹ thuật. Lúc đó, trong hầu hết khóa học, từ cử nhân toán, đến thạc sĩ hay tiến sĩ thì tôi luôn là người lớn tuổi nhất lớp. Các bạn trẻ họ học rất nhanh và ứng dụng công nghệ tốt. Vì thế tôi phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt với môn tiếng Anh”, thầy Đức kể.

Tháng 10.2020, thầy Đức nhận bằng tiến sĩ khi đã ở tuổi 59, một năm trước khi ông về hưu. Thầy là một trong 50 nhà giáo vinh dự được nhận Giải thưởng Võ Trường Toản do Sở GD-ĐT TP.HCM trao tặng.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img