Friday, September 6, 2024

Hội thảo kỹ thuật về quản lý và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng – Dự án VFBC



Hội thảo kỹ thuật “Quản lý rừng hợp tác và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng” với sự tham gia của gần 200 đại biểu thông qua hình thức kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu ở các tỉnh tham gia dự án.

Trong khuôn khổ thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (USAID Biodiversity Conservation), Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ; sáng ngày 30/11/2021, WWF-Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo kỹ thuật “Quản lý rừng hợp tác và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng” với sự tham gia của gần 200 đại biểu thông qua hình thức kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu ở các tỉnh tham gia dự án.

Các đại biểu tham dự hội thảo là đại diện của các ban ngành liên quan thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện các Ban quản lý dự án VFBC tại các tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và các Ban quản lý Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Vườn quốc gia Cúc Phương và Cát Tiên.

Hội thảo kỹ thuật về quản lý và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng - Dự án VFBC

Trong những năm qua, mô hình quản lý rừng hợp tác và tuần tra rừng cộng đồng đã được một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam áp dụng và đã phần nào chứng tỏ hiệu quả, đặc biệt trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Tuy nhiên, chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác động, lợi ích và các giải pháp để nhân rộng các mô hình này sang các vùng rừng khác.

Năm 2021, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học đã tiến hành một nghiên cứu, đánh giá sâu về cấu trúc, cách vận hành của các mô hình quản lý rừng hợp tác và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng tại 5 vùng rừng đặc dụng không thuộc phạm vi triển khai Hợp phần, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít, Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Vườn Quốc Gia Pù Mát. Kết quả đánh giá cho thấy việc áp dụng các mô hình này có sự khác biệt tùy theo mục tiêu, bối cảnh, cơ chế vận hành, mức độ đồng thuận của chính quyền và cộng đồng địa phương tại mỗi khu vực. Tuy nhiên điểm chung là sự tham gia của cộng đồng trong việc tuần tra, bảo vệ rừng là hết sức quan trọng và thực sự đem lại hiệu quả. 

Tại hội thảo, các bài học kinh nghiệm của các địa phương áp dụng mô hình quản lý rừng hợp tác và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng đã được các đại biểu trao đổi và thảo luận sôi nổi.

Hội thảo kỹ thuật về quản lý và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng - Dự án VFBC
Hội thảo kỹ thuật về quản lý và tuần tra rừng dựa vào cộng đồng - Dự án VFBC

Hầu hết các đại diện của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn đều cho rằng việc áp dụng các mô hình quản lý và tuần tra rừng có sự tham gia của cộng đồng là khả thi, tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn liên quan tới tài chính, khung pháp lý, cũng như các khó khăn nảy sinh do điều kiện thực tế. 

“Kết quả của khảo sát đã đem lại những thông tin rất hữu ích, cho thấy hiệu quả của mô hình này.Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn sẽ xác định được cách thức phù hợp để triển khai các mô hình này, đảm bảo sự đồng thuận của các bên và tìm được giải pháp cho tính bền vững cho việc triển khai trong dài hạn”, ông Vũ Văn Hưng, chia sẻ trong bài phát biểu tại Hội thảo.. 

Trong thời gian tiếp theo, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học sẽ tiếp tục phối hợp với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng triển khai để xác định địa bàn, cách thức tổ chức và vận hành mô hình quản lý rừng hợp tác và tuần tra rừng cộng đồng một cách hiệu quả nhất. 

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi