Tuesday, September 10, 2024

Chuyên gia Mỹ cảnh báo thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo



Các nhà nghiên cứu Mỹ hôm 8/12 cho biết, thế giới vẫn chưa chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo và hầu hết các quốc gia đều chưa sẵn sàng ứng phó với những đợt bùng phát dịch bệnh nhỏ.

 

Theo báo cáo của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins thuộc Trường Y tế Công cộng Bloomberg, không có quốc gia nào trên thế giới đạt điểm cao về chỉ số an ninh y tế toàn cầu (GHS), một thước đo về sự chuẩn bị của các nước trước các tình huống khẩn cấp và các vấn đề y tế.

“Chỉ số GHS năm 2021 tiếp tục cho thấy tất cả các quốc gia vẫn thiếu một số năng lực quan trọng, cản trở khả năng ứng phó hiệu quả với Covid-19 và làm giảm khả năng sẵn sàng đối phó với dịch bệnh và các mối đe dọa trong tương lai. Điểm trung bình của các nước năm 2021 là 38,9/100, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019. Điểm cao nhất là của Mỹ với gần 76”, báo cáo cho biết.

Lĩnh vực có mức độ sẵn sàng kém nhất là ngăn chặn sự xuất hiện của các mầm bệnh mới như SARS-CoV-2. “Điểm trung bình của các nước trong lĩnh vực này là 28,4/100. Khoảng 113 quốc gia ‘ít để ý tới’ các bệnh lây truyền từ động vật sang người”, báo cáo nêu rõ.  

“Các nhà lãnh đạo có quyền lựa chọn. Họ có thể đầu tư bền vững và chuyên sâu hơn vào năng lực khi ứng phó với Covid-19 để chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn, hoặc có thể quay lại vòng lặp hoảng loạn và bỏ bê kéo dài hàng thập kỷ, khiến thế giới có nguy cơ đối mặt với các mối đe dọa y tế cộng đồng không thể tránh khỏi trong tương lai”, Tiến sĩ Jennifer Nuzzo, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết.

Báo cáo chỉ ra rằng, 155 trong số 195 quốc gia trong cuộc khảo sát chưa đầu tư vào việc chuẩn bị cho đại dịch hoặc dịch bệnh trong 3 năm qua và 70% đã không đầu tư vào các phòng khám, bệnh viện và trung tâm y tế. 161 quốc gia có mức độ tin tưởng của công chúng vào chính phủ ở mức thấp tới trung bình.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, ngay cả những quốc gia giàu có và dường như chuẩn bị sẵn sàng vẫn có thể không ngăn chặn được đại dịch. “Công chúng phải tin tưởng lời khuyên từ các quan chức y tế và không phải đối mặt với những trở ngại, chẳng hạn như mất thu nhập. Năng lực của hệ thống y tế phải đi đôi với các chính sách, chương trình cho phép người dân tuân thủ các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng”, báo cáo nêu rõ./.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi