Bộ Giao thông Vận tải vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, chỉnh sửa đề án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư (đề án), trong đó đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hàng năm.

Đây là lần thứ 4 kể từ tháng 6/2019, Đề án được Bộ GTVT trình cấp có thẩm quyền nhằm tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng khối tài sản hàng chục ngàn tỷ đồng này.

ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM: Đề xuất thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt

Bộ GTVT đề xuất giao Cục Đường sắt VN đặt hàng Tổng công ty Đường sắt VN thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên hạ tầng đường sắt.

 

Việc không tìm được tiếng nói chung giữa Bộ GTVT và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam – đơn vị đang độc quyền quản lý khai thác khối tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, đặc biệt là thời hạn tạm giao tài sản và phân giao vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đã khiến Đề án liên tục bị treo. Việc có tờ trình này là bước đi thiện chí của cơ quan quản lý.

Cụ thể, đối với công tác bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất đề xuất giao Cục Đường sắt Việt Nam đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Với các công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, khắc phục hậu quả bão lũ bước 2, kiểm định, quan trắc và các công tác khác, triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Để làm cơ cở triển khai thực hiện công tác bảo trì hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2022, tránh trường hợp chậm triển khai thực hiện như các năm 2020-2021, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hàng năm trong nội dung Đề án và kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt. Theo đó, việc giao dự toán (giao vốn) bảo trì thực hiện theo Luật Ngân sách.

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng đặt hàng với VNR thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên. Còn công tác sửa chữa định kỳ, khắc phục bão lũ bước 2… thực hiện theo trình tự quy định pháp luật về xây dựng công trình, trong đó Cục Đường sắt Việt Nam giữ vai trò chủ đầu tư.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất giao VNR quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo hình thức không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đến năm 2030.

Trong thời gian này, Bộ Giao thông Vận tải giao VNR xây dựng Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; nghiên cứu xác định những tài sản phù hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc Bộ Giao thông vận tải đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vào tháng 5/2021 để đơn vị này tổ chức thực hiện, bao gồm cả bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ.

ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM: Đề xuất thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt

Tuy nhiên, cơ chế này chỉ thực hiện cho năm 2021 và để làm cơ sở triển khai thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2022, tránh trường hợp chậm triển khai thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như các năm 2020, 2021, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hàng năm trong nội dung Đề án Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo đó, việc giao dự toán bảo trì thực hiện theo Luật Ngân sách.

“Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện bảo dưỡng thường xuyên. Còn sửa chữa định kỳ, khắc phục bão lũ… thực hiện theo trình tự quy định pháp luật về xây dựng công trình; trong đó Cục Đường sắt Việt Nam giữ vai trò chủ đầu tư”, ông Nguyễn Thiện Cảnh cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Cảnh, năm 2021 mặc dù việc ký hợp đồng đặt hàng thực hiện vốn bảo trì chậm nhưng đến nay việc nghiệm thu, thanh toán 6 tháng đầu năm đã hoàn thành. Tính đến hết tháng 9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã nghiệm thu xong với các đơn vị và đang trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt. Đối với 3 tháng còn lại năm 2021, sẽ được thực hiện xong trong tháng 1/2022.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, cũng tại văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến năm 2030.

Trong thời gian này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; nghiên cứu xác định những tài sản phù hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.