Nhiều doanh nghiệp kêu trời vì bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” với mức thu rất cao.
Tại hội nghị “Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế – Hải quan 2021” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức chiều 8/12, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Bắc Ninh, Công ty Hanaka – doanh nghiệp chuyên sản xuất dây cáp điện và biến áp bày tỏ sự lo lắng liên quan tới khoản phí các hãng tàu hiện nay rất lớn. Nguyên nhân được cho là hàng xuất lớn hơn hàng nhập, do đó, các hãng tàu tính phí vận chuyển container rỗng đi.
“Điều này rất vô lý bởi không có đơn vị nào xác minh được rõ tàu chở container hàng hay container rỗng”, vị đại diện này nói.
Hội nghị “Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế – Hải quan 2021” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức chiều 8/12
Theo vị này, phí mất cân bằng container với tên tiếng Anh là Container Imbalance Charge (CIC) hoặc Equipment Imbalance Surcharge. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng.
Hiện nay, các doanh nghiệp bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” với mức ngày càng tăng chóng mặt. Các hãng tàu giải thích rằng do Việt Nam có lượng hàng xuất ít hơn nhập nên hãng tàu phải tính phí chở container rỗng đi. Do đó, người nhập khẩu phải chịu phí chở container rỗng này. Trước kia, mức chỉ 40 USD/container 20 feet nhưng càng ngày càng tăng và nay lên đến 100 – 120 USD.
“Nhưng làm sao xác minh được hãng tàu chở container đi. Doanh nghiệp không thể đàm phán được hãng tàu. Việt Nam không có hãng tàu nào chở hàng từ Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc về Việt Nam. Đây như là thông lệ, doanh nghiệp Việt Nam cứ nhập khẩu về là phải trả phí container rỗng. Rất vô lý”, ông này nói.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, Tổng cục Hải quan đồng tình và sẽ đấu tranh cùng doanh nghiệp liên quan tới việc này.

“Có thể nói, khoản phí này của các doanh nghiệp Việt Nam đang bị chiếm đoạt một cách ngang nhiên”, ông Thành nhấn mạnh.
Bản thân cơ quan hải quan sẽ thống kê tàu vào Việt Nam chở bao nhiêu hàng và ra Việt Nam chở bao nhiêu container rỗng, container hàng. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đấu tranh để có tiếng nói chung.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời rằng phí hãng tàu thuộc về quản lý giá của Bộ Giao thông vận tải. “Bộ Tài chính sẽ phối hợp để có ý kiến. Nếu doanh nghiệp có ý kiến vướng mắc thì gửi đến Bộ Giao thông vận tải để bộ này chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan để giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển”, bà Mai nói.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.