Trong đó, thiên thời là sắp tới dịp Giáng Sinh những hình ảnh trang phục liên quan đến Noel sẽ được khách hàng chú ý hơn, trời chuyển rét đậm hơn, nhu cầu về quần áo ấm, chăn đệm sẽ tăng thêm. Địa lợi là ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông là điểm phương tiện mới đưa vào sử dụng. Lượng người tham gia sử dụng đông đúc, nhiều người đến để thử, để thỏa chí tò mò, người thì đến để “check in” khoe với bạn bè. Vì vậy các thông tin liên quan đến tuyến tàu điện này đều có được sự thu hút của đông đảo công chúng.

"Chiêu" truyền thông của Vua Nệm: Khôn ngoan không lại với trời

Màn khoe thân trở nên cực kỳ phản cảm khi được thực hiện trên phương tiện giao thông công cộng.

 

Về nhân hòa mặt hàng chăn ga, gối đệm luôn là sự quan tâm của chị em phụ nữ còn cánh đàn ông thì số người nhớ được màu nệm nhà mình với nhãn hiệu nệm nhà mình chắc thưa thớt như lá bàng mùa đông.

Thế nên chọn các mẫu nam, cởi trần khoe cơ thể tập gym cơ bắp với trang phục đỏ như “chiêu” để thu hút chị em phái nữ – những người chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn “khôn” nhưng chưa “ngoan”.

Khách hàng  thích thú với màn quảng cáo này cũng có, có thể vừa xem vừa chỉ trỏ bình phẩm, cười khinh khích nhưng đó chắc chắn chưa phải là số đông.  Sau nhiều năm hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam  khởi sắc lên nhiều, nhu cầu  sử dụng các sản phẩm có uy tín, thương hiệu sạch là lựa chọn của không ít người. Họ có quyền lựa chọn sử dụng đồng tiền của mình đáp ứng đúng gu, đúng chất, đúng mẫu mình thích. Và chắc chắn họ không thích màn quảng cáo “bất chấp” này.

Bất chấp để nổi tiếng rất “lợi bất cập hại” nếu việc sử dụng nơi công cộng, phương tiện công cộng để quảng cáo phục vụ mục đích riêng. Ở đây việc cởi trần nơi ga và trên tàu điện với khách đi tàu là đủ các thành phần, lứa tuổi… là điều không phù hợp. Và bị coi như truyền thông “bẩn”. Nếu doanh nghiệp bất chấp văn hóa, bất chấp quy định để đạt mục đích quảng cáo cho thương hiệu của mình. Thì người tiêu dùng liệu có còn tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm. Họ sẽ lăn tăn nếu dám bất chấp để quảng cáo thì chắc chắn sẽ dám bất chấp làm vì lợi nhuận, tức là vì tiền. Liệu họ còn có tin tưởng và sử dụng? Còn người tiêu dùng, họ có thể vẫn xem quảng cáo vẫn ghi nhớ tên thương hiệu nhưng khả năng sẽ theo hướng là để tránh không mua, không sử dụng.

Ở mức độ nặng nề hơn sẽ thành một làn sóng tẩy chay thì thật là nguy cho doanh nghiệp cho thương hiệu của nhãn hàng này. Cơ quan chức năng chính quyền sẽ điều tra xử lý, “dây mơ sẽ lần ra rễ má” tự mua dây về buộc mình và thiệt hại sẽ là vô số.

Quảng cáo cần đánh thẳng vào trí nhớ của mọi người nhưng cần một cú đánh êm ái và có “văn hóa” sẽ hiệu quả hơn nhiều một cú đánh kèm theo sự chê trách, phê bình. Các đối tác kinh doanh sẽ có thêm cả sự nghi ngờ liệu doanh nghiệp có thực sự mạnh mẽ, có thực lực về tài chính hay không mà lại dùng cả đến cách làm này.

Cũng mong thương hiệu biết sai để sửa. Biến “nguy” thành “cơ” thể hiện sự cầu thị, sửa sai.

Câu chuyện này cũng là một bài học cho các thương hiệu khác, đừng để tiền học phí đánh rơi một cách đáng tiếc khi làm về quảng cáo và truyền thông!