Dọc bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa) hiện có hàng loạt công trình chắn biển, thậm chí có công trình tồn tại hàng chục năm nhưng chưa được di dời khiến cử tri bức xúc hết lần này đến lần khác.
Dọc bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa) hiện có hàng loạt công trình chắn biển, thậm chí có công trình tồn tại hàng chục năm nhưng chưa được di dời khiến cử tri bức xúc hết lần này đến lần khác.
Dải đất dọc bãi biển Nha Trang (chủ yếu phía đông đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng, TP.Nha Trang) nằm trong quần thể danh thắng vịnh Nha Trang. Đáng ra, khu vực này phải làm công viên, phục vụ lợi ích của người dân và du khách; không được bê tông, xây cao tầng, chắn tầm nhìn ra biển theo như luật Di sản văn hóa và quy hoạch Chính phủ duyệt. Nhưng hiện nay tại đây đã mọc lên hàng loạt nhà hàng, khu nghỉ mát (KNM) khiến nhiều khu vực bãi biển bị bít kín.
“Phớt lờ” lệnh di dời công trình
Tại dải công viên phía đông đường Trần Phú, KNM Ana Mandara Nha Trang (thuộc P.Lộc Thọ) là dự án chắn biển Nha Trang có quy mô lớn nhất hiện nay. Mặc dù UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra “tối hậu thư” yêu cầu chủ đầu tư muộn nhất là cuối quý 4/2021 phải di dời nhưng đến nay chủ doanh nghiệp này vẫn trì hoãn.
Khu nghỉ mát Ana Mandara chắn biển Nha Trang có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 26.000 m2 |
Năm 1995, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty TNHH thương mại và đầu tư Khánh Hòa (100% vốn nhà nước) đầu tư xây dựng KNM Ana Mandara Nha Trang trên diện tích hơn 26.000 m2, thời hạn thuê đất 22 năm, tính từ 1995. KNM này chắn biển với chiều dài 400 m.
Từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh Khánh Hòa nhiều lần tổ chức họp với Công ty TNHH thương mại và đầu tư Khánh Hòa – sau này là Công ty Sovico Khánh Hòa (cổ đông chính sau khi Công ty TNHH thương mại và đầu tư Khánh Hòa cổ phần hóa), để xúc tiến di dời. Bù lại, từ năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đã cho Công ty Sovico Khánh Hòa thuê hơn 29 ha tại khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh để doanh nghiệp này xây dựng cơ sở mới, nhằm di dời cơ sở cũ. Tuy nhiên, đến nay việc di dời và xây mới vẫn “bình chân như vại”.
Sau nhiều lần đàm phán và gia hạn, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu cuối năm 2021, chủ đầu tư KNM Ana Mandara Nha Trang phải thực hiện xong việc di dời. Nhưng một lần nữa, chủ đầu tư lại xin lùi thời gian. Trong văn bản ngày 8.12 gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Tổng giám đốc Công ty Sovico Khánh Hòa, lý giải do một số lý do khách quan, như dịch bệnh kéo dài nên chưa thể di dời KNM Ana Mandara Nha Trang như yêu cầu của tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, tiến độ di dời KNM này sẽ phụ thuộc rất lớn vào tiến độ thi công dự án Khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh tại khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh. Từ đó, Công ty Sovico Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép gia hạn thời gian di dời KNM Ana Mandara Nha Trang lùi lại vào quý 2/2022.
Sự chậm trễ trong việc di dời KNM Ana Mandara Nha Trang gây bất bình trong dư luận thời gian dài. Tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa vào đầu tháng 12.2021, đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục có văn bản chất vấn Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan đến tiến độ di dời KNM Mandara Nha Trang.
Dự án công viên Phù Đổng đang chắn biển và bê tông bãi biển Nha Trang |
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện nay tỉnh Khánh Hòa chưa xem xét sau đề xuất gia hạn thời gian di dời KNM Ana Mandara Nha Trang. Trước mắt, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty Sovico Khánh Hòa cam kết tiến độ thi công khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh. Đồng thời, tỉnh cũng giao cơ quan chức năng kiểm tra theo dõi tiến độ di dời KNM Ana Mandara Nha Trang đúng như cam kết.
Vẫn còn hàng loạt công trình chắn biển Nha Trang
Không chỉ có dự án KNM Ana Mandara Nha Trang, dọc bãi biển Nha Trang hiện nay còn có loạt công trình chắn biển như: nhà hàng Sailing Club, Louisiane, Eland Four Seasons, Thùy Dương, Yến Sào, dự án công viên Phù Đổng… Đây là những công trình đã xây dựng khá kiên cố cách đây nhiều năm, thậm chí có nhà hàng hoạt động hơn 20 năm qua.
Chiếu theo luật Di sản văn hóa và quy hoạch hiện hành đã được Chính phủ phê duyệt, phía đông bãi biển Nha Trang (nằm trong quần thể danh thắng vịnh Nha Trang) không được xây dựng các công trình kiên cố, bê tông làm ảnh hưởng chung đến bãi biển. Tuy nhiên, không hiểu vì sao đến nay tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa tổ chức di dời hết các công trình trên để trả lại không gian chung cho người dân.
Trước phản ánh từ dư luận về không gian biển bị “cát cứ”, đầu năm 2021, tỉnh Khánh Hòa quyết định thu hồi 10.000 m2 mặt nước biển tại khu vực Bãi Dương, đường Trần Phú (P.Lộc Thọ) để phục vụ dân sinh (khu này trước đây được cho Công ty Sovico Khánh Hòa thuê sử dụng). Đến tháng 3.2021, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã giao Sở KH-ĐT rà soát, tham mưu UBND tỉnh để tiến hành thu hồi gần 22.000 m2 đất tại dự án công viên Phù Đổng (do Công ty TNHH Invest Park Nha Trang làm chủ đầu tư) nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, người dân và du khách. Dự án Công viên Phù Đổng Nha Trang có vốn hơn 120 tỉ đồng, triển khai xây dựng từ năm 2014. Trong quá trình làm dự án này, chủ đầu tư đã cho xây dựng nhiều công trình bê tông kiên cố, làm chắn tầm nhìn ra biển, bị người dân và báo chí phản ánh mạnh mẽ.
Theo KTS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, đến nay quy hoạch chung TP.Nha Trang đến 2025 do Chính phủ phê duyệt vào năm 2012 vẫn còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, các công trình khu vực phía đông đường Trần Phú hay phía đông Phạm Văn Đồng (dọc bờ biển Nha Trang) vi phạm quy hoạch, mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan…
Ông Lộc cho rằng, người dân rất hoan nghênh các động thái mới đây của tỉnh Khánh Hòa khi “sửa sai” bằng việc thu hồi một số dự án nhà hàng, công trình chắn biển Nha Trang để tăng tiện ích phục vụ cộng đồng, bởi “bờ biển là của chung, sử dụng chung chứ không có ai được sử dụng riêng, phục vụ chỉ một nhóm người”.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ số 1919 năm 2020, tại thời điểm thanh tra, tiến độ thực hiện các thủ tục về xây dựng dự án khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh cho Công ty Sovico Khánh Hòa trên diện tích đất thuê hơn 29 ha tại khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh chậm và chưa được cấp giấy phép xây dựng; tiến độ thực hiện chung của dự án đã quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư là 48 tháng. Chịu trách nhiệm cho các sai phạm nói trên thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cấp phó chủ tịch và các sở ngành liên quan. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu chủ đầu tư cam kết tiến độ kiên quyết không để xảy ra tình trạng chậm tiến độ như trên.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.