Tuesday, September 10, 2024

Giả là người mua hàng, chốt đơn, gửi mã độc qua link để lừa đảo



Có rất nhiều thủ đoạn lừa đảo qua mạng tinh vi được các đối tượng xấu áp dụng thời gian qua.

Hơn 5.400 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, trong đó gần 1 nửa là lừa đảo qua mạng. Đây là số liệu được Bộ Công an thống kê trong vòng 1 năm tính từ tháng 5 năm ngoái. Con số này tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Thủ đoạn của tội phạm mạng giờ đây không chỉ là đánh vào tâm lý tham lam của nạn nhân, không chỉ nhắm tới đối tượng là người mua hàng mà nay, chiêu thức hoàn toàn mới. Đó là lừa những người bán hàng, đối tượng mà nghe qua, chúng ta sẽ khó hình dung: tại sao giả danh người mua lại lừa được người bán.

Giả là người mua hàng rồi chốt đơn để lấy thông tin tên, số điện thoại và số tài khoản của người bán, sau đó soạn tin nhắn giả mạo đã chuyển tiền thành công từ dịch vụ chuyển tiền quốc tế rồi gửi cho người bán mã nhận tiền. 

Khi bị hại thắc mắc vẫn chưa nhận được tiền, đối tượng lừa đảo hướng dẫn nhấn vào link nhận tiền trong tin nhắn, lúc này các đối tượng sẽ nắm được quyền kiểm soát toàn bộ thông tin tài khoản của bị hại để lấy cắp tiền, kể cả mã OTP.

Giả là người mua hàng, chốt đơn, gửi mã độc qua link để lừa đảo
 

Không còn hoạt động nhỏ lẻ, tội phạm mạng giờ đây đã hình thành theo đường dây. Đầu tiên là nhóm tạo các đường link gắn mã độc để lấy cắp thông tin số tài khoản ngân hàng. Tiếp theo, nhóm sử dụng công nghệ tiếp cận bị hại để lừa đảo và cuối cùng là nhóm rửa tiền.

Toàn bộ tiền của bị hại trong tài khoản, các đối tượng sẽ chuyển sang nhiều tài khoản được mua khác nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Số tiền lừa đảo được các đối tượng sẽ chia theo tỷ lệ: Nhóm tạo đường link 20%, nhóm trực tiếp lừa đảo 70% và nhóm rửa tiền 10%. Chỉ trong khoảng thời gian hơn 3 tháng từ tháng 7 – 11/2021, các đối tượng đã chuyển vào tài khoản rửa tiền hơn 33 tỷ đồng.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều thủ đoạn lừa đảo qua mạng tinh vi được các đối tượng áp dụng thời gian qua. Và ngay cả những thủ đoạn quen thuộc như hach tài khoản facebook hay giả mạo cơ quan toà án, công an, ngân hàng…. vẫn nhiều người dân sập bẫy, thậm chí có nạn nhân bị lừa số tiền lên đến cả chục tỷ đồng. Vì vậy, cơ quan công an cũng khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác khi càng về dịp cuối năm thì càng gia tăng loại hình tội phạm này.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi