Những công ty dược phẩm phất lên

Năm tới sẽ là một thử nghiệm mới cho từ viết tắt bốn chữ cái được yêu thích của ngành công nghiệp dược phẩm: mRNA, công nghệ RNA thông tin. Vắc xin COVID-19 đã chứng minh sự đi tiên phong của mRNA: đó là một công nghệ thích ứng nhanh có thể tạo ra vắc xin hiệu quả cao.Lợi nhuận có thể rất lớn với những công ty làm chủ công nghệ này, khi vẫn còn rất nhiều người trên thế giới chưa được tiêm chủng và biến thể Omicron đang khiến nhu cầu vắc xin ngày càng tăng.

Những công ty có thể "phất lên" mạnh mẽ trong năm 2022

Những công ty dược phẩm như Moderna, Pfizer, BioNTech và Sanofi sẽ phất lên trong năm 2022.

 

Nhưng, vào năm 2022, chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu ban đầu về cách mRNA sẽ hoạt động ngoài vắc xin COVID-19, vì Moderna, Pfizer, BioNTech và Sanofi đều sẽ công bố dữ liệu từ các thử nghiệm sử dụng nó để tiêm phòng cúm. 

Bên cạnh đó, rất có thể người ta sẽ được chứng kiến sự bứt phá của Grail, một công ty tiên phong trong lĩnh vực sinh thiết lỏng mới ra đời nhưng mang tính cách mạng: xét nghiệm máu để phát hiện sớm ung thư.

Các hãng hàng không sẽ trở lại

Nhiều hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ, đã giữ giá vé thấp để kích cầu trong thời kỳ đại dịch. Nhưng, khi mọi người cuối cùng có thể đi lại dễ dàng, các giám đốc điều hành sẽ muốn sửa chữa các bảng cân đối kế toán bị xáo trộn. Việc đi lại sẽ tốn kém hơn nữa.

Những công ty có thể "phất lên" mạnh mẽ trong năm 2022

Du lịch quay trở lại và lợi nhuận của các hãng hàng không sẽ tăng trưởng.

 

Ở châu Âu, nhu cầu đi máy bay sẽ vượt quá công suất vào mùa hè năm 2022, dẫn đến những hứa hẹn về giá vé đắt hơn. Chi phí hàng không cũng tăng chủ yếu do giá dầu và phí sân bay cao hơn. Tất cả những chi phí này được chuyển đến người tiêu dùng, dù muốn hay không.

Sẽ có một sự trở lại đáng kể của các hãng hàng không khi ngành công nghiệp du lịch đã chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã đặt ra những câu hỏi mới về tốc độ và thời gian phục hồi khi giá cổ phiếu ở nhiều công ty đã giao dịch gần mức thấp nhất trong 12 tháng vào Giáng sinh.

Sự hồi sinh của các công ty dầu mỏ

Sự trở lại của du lịch đã kéo theo nguồn cung năng lượng trên đà tăng hơn 50% trong năm 2021, một kết quả đáng kinh ngạc đối với một lĩnh vực đã tụt hậu xa so với thị trường trong phần lớn thập kỷ qua.

Những công ty có thể "phất lên" mạnh mẽ trong năm 2022

Liệu sẽ có sự hồi sinh của các công ty dầu mỏ?

 

Theo các chuyên gia phân tích, sẽ có triển vọng tốt cho năm 2022, đặc biệt là về dầu mỏ. Giá dầu thô quốc tế đã tăng 43% vào năm 2021 và giá dầu thô của Mỹ tăng 46%, vượt ra khỏi cú sốc được tạo ra trong thời kỳ tồi tệ nhất của COVID-19.

Các công ty đang đưa sản xuất trở lại một cách chậm rãi, cả ở Mỹ và các nước khác, khi các nhà đầu tư nhìn thấy lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, công ty nghiên cứu tín dụng Fitch Solutions lại không kỳ vọng chi tiêu vốn cho dầu khí sẽ trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2025.

Vẫn còn đó hai câu hỏi lớn cho sự trở lại của các công ty dầu mỏ. Đầu tiên là liệu COVID có suy yếu vào năm 2022, dẫn đến sự phục hồi hoàn toàn của du lịch hay không. Vấn đề còn lại là liệu các công ty dầu mỏ và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ có thực sự kiên định với kế hoạch tăng chi tiêu vốn từ từ hay không.

Trong lịch sử, các chu kỳ bùng nổ kết thúc khi các nhà sản xuất đổ tiền vào các dự án ngay khi giá bắt đầu đạt đỉnh. Trong những trường hợp đó, bước tiếp theo có thể là một làn sóng phá sản. 

Metaverse có thể là công nghệ chủ đạo?

Sau các kỷ nguyên PC, Internet và Smartphone, thế giới có thể sẽ trải qua một kỷ nguyên công nghệ mới với vũ trụ ảo, metaverse?

Những công ty có thể "phất lên" mạnh mẽ trong năm 2022

Facebook sẽ dẫn đầu về công nghệ metaverse?

 

Các chuyên gia phân tích cho rằng, thế giới đã đi qua các kỷ nguyên, bắt đầu với kỷ nguyên PC, được mở ra vào tháng 8 năm 1981 khi IBM ra mắt máy tính cá nhân của hãng. Công nghệ cốt lõi là kiến trúc mở của máy tính và hệ điều hành MS-DOS (sau này là Windows). Ứng dụng mang tính đột phá trong thời kỳ này chính là bảng tính.

Tiếp đó là kỷ nguyên Internet, bắt đầu 14 năm sau khi kỷ nguyên PC bắt đầu. Công nghệ cốt lõi thời kỳ này là trình duyệt web, một công cụ biến Internet thành một thứ bình thường ai cũng có thể hiểu và sử dụng.

Kỷ nguyên thứ ba là dành cho thiết bị di động, khởi đầu từ cuộc cách mạng smartphone và năm 2007 khi Apple công bố iPhone. Không giống hai kỷ nguyên trước đó, không có hệ điều hành thống trị duy nhất: thay vào đó có sự độc quyền giữa iOS của Apple và Android của Google.

Giờ đây, với việc Facebook đã đổi tên thành Meta và Mark Zuckerberg chuyển sang một vai trò mới. Không giống như Jeff Bezos và những người sáng lập Google, những người đã lùi về ở ẩn, Zuckerberg gần đây đã dành sức lực của mình để chỉ đạo sự thay đổi công nghệ lớn tiếp theo của công ty, chuyển sang metaverse. Liệu Facebook sẽ là người dẫn đầu trong một kỷ nguyên mới mang tên metaverse?