Monday, November 25, 2024

Căng thẳng rủi ro va chạm ở quỹ đạo trái đất



Trung Quốc đã phản đối tại LHQ về việc trạm không gian của nước này vừa qua suýt va chạm vệ tinhcủa Hãng SpaceX và buộc Mỹ phải nhận trách nhiệm.

Trung Quốc đã phản đối tại LHQ về việc trạm không gian của nước này vừa qua suýt va chạm vệ tinh của Hãng SpaceX và buộc Mỹ phải nhận trách nhiệm.

Hoàn Cầu thời báo ngày 28.12 đưa tin Trung Quốc than phiền các vệ tinh Starlink của Hãng SpaceX (Mỹ) 2 lần xuất hiện ở khoảng cách gần đối với trạm không gian Thiên Cung trong năm 2021.

Căng thẳng rủi ro va chạm ở quỹ đạo trái đất

Trạm không gian Thiên Cung của Trung Quốc

Nguy cơ va chạm

Tờ South China Morning Post đã dẫn nội dung văn bản được Trung Quốc gửi cho Ủy ban sử dụng hòa bình không gian ngoài trái đất của LHQ (UNOOSA) vào đầu tháng 12.

Theo đó, các vệ tinh thuộc mạng lưới internet Starlink của Hãng SpaceX do tỉ phú Elon Musk sáng lập từng 2 lần đến gần trạm Thiên Cung vào ngày 1.7 và 21.10. Trong sự cố đầu tiên, vệ tinh Starlink được ghi nhận đã hạ độ cao quỹ đạo từ khoảng 555 xuống còn 382 km từ ngày 16.5 – 24.6. “Ngày 1.7, vệ tinh Starlink-1095 đến gần trạm không gian Trung Quốc. Vì lý do an toàn, trạm buộc phải chủ động né vào chiều cùng ngày để tránh nguy cơ va chạm giữa hai bên”, theo văn bản.

Kế tiếp, ngày 21.10, một vệ tinh khác là Starlink-2305 cũng di chuyển đến khoảng cách gần trạm Thiên Cung. “Thiên Cung một lần nữa được điều chỉnh độ cao để tránh nguy cơ va chạm với Starlink-2305”, văn bản nêu rõ. Sau khi nội dung văn bản được công bố trên website của UNOOSA, dư luận Trung Quốc đã bày tỏ sự phẫn nộ trước mối nguy hiểm của vệ tinh Mỹ. Họ gọi vệ tinh của Hãng SpaceX là “rác không gian”. Chủ đề này nhận được hơn 900 triệu lượt xem trên Weibo.

Căng thẳng rủi ro va chạm ở quỹ đạo trái đất

Mô phỏng tình trạng rác trên quỹ đạo

Trung Quốc cũng là nguồn cơn

Trả lời báo The Guardian, chuyên gia Jonathan McDowell của Trung tâm Harvard-Smithsonian về vật lý học thiên thể nhận định rằng trước đây hiếm khi nào xuất hiện trường hợp một quốc gia khiếu kiện như Trung Quốc.

Gần đây, các vụ va chạm trên quỹ đạo địa cầu xảy ra với tần suất thường xuyên hơn. Điều này do số lượng cũng như tốc độ của các vệ tinh khi rời bệ phóng. “Starlink cũng góp phần lớn”, theo chuyên gia McDowell. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là quốc gia “xả rác” không ít trong không gian.

“Công bằng mà nói, trong 10 năm qua, Trạm không gian quốc tế (ISS) từng vài lần điều chỉnh độ cao để né tránh các mảnh vụn xuất phát từ vụ thử vũ khí diệt vệ tinh của Trung Quốc vào năm 2007”, ông McDowell nhắc nhở. Tính đến thời điểm hiện tại, vụ thử trên vẫn là sự kiện xả rác trong không gian nhiều nhất từ trước đến nay.

Cuộc chạy đua trên quỹ đạo

Những nhà quan sát như ông McDowell cho biết hiện có hàng trăm triệu mảnh rác vũ trụ đang bao vây quỹ đạo địa cầu. Số rác này đến từ các bộ phận của những vệ tinh cũ, cũng như các vệ tinh “chết” và những phần của vô số tên lửa đẩy được thải ra trong quá trình con người chinh phục và khai thác không gian.

Tháng 1, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận trên quỹ đạo trái đất đang có ít nhất 26.000 mảnh rác với kích thước bằng quả bóng mềm hoặc lớn hơn. Đây là dạng rác đủ sức phá hủy vệ tinh trong trường hợp va chạm. Bên cạnh đó, hơn 500.000 mảnh có thể đe dọa phi thuyền phóng lên không gian, trong khi hơn 100 triệu mẩu dễ dàng phá hủy bộ đồ phi hành gia nếu va chạm, theo Đài CNN.

Đó là chưa kể số mảnh vụn được tạo ra khi Nga thử nghiệm tên lửa bắn vệ tinh Cosmos 1408 ngày 15.11. Theo ghi nhận của Bộ Tư lệnh không gian Mỹ, vụ thử đã tạo ra hơn 1.500 mảnh rác có thể theo dõi, và chưa rõ số lượng mảnh vụn nhỏ hơn. Chúng đang trôi nổi ở độ cao từ 440 – 520 km.

Vụ thử ngày 15.11 được liệt vào dạng thử vũ khí diệt vệ tinh (ASAT), theo đó bất kỳ dạng vũ khí nào cũng có thể phá hủy một vệ tinh trên quỹ đạo. Từ thập niên 1960, các cường quốc không gian đã theo đuổi nỗ lực phát triển và thử nghiệm ASAT. Tính đến nay, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều lần lượt thể hiện năng lực tấn công vệ tinh hỗ trợ các dịch vụ như GPS, viễn thông và dự báo thời tiết. Theo giới phân tích, việc sở hữu năng lực ASAT giữ vai trò quan trọng đối với các nước đang muốn kiểm soát không gian và giành lợi thế một khi xảy ra tranh chấp trên các chiến trường.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua số vệ tinh được các nước phóng lên quỹ đạo. Chỉ tính riêng trường hợp SpaceX, hãng đã phóng hơn 1.600 vệ tinh vào quỹ đạo thấp của trái đất, nhằm hình thành mạng lưới cung cấp internet toàn cầu mang tên Starlink. Ủy ban Viễn thông liên bang Mỹ đã cấp phép để SpaceX phóng tổng cộng 12.000 vệ tinh. Giữa tình hình trên, bài toán hóc búa liên quan đến rác vũ trụ cần được giải quyết cấp bách hơn bao giờ hết.

Vệ tinh Trung Quốc “soi” rõ thành phố Mỹ

Căng thẳng rủi ro va chạm ở quỹ đạo trái đất

Hình ảnh do vệ tinh Bắc Kinh-3 chụp tại San Francisco

Tờ South China Morning Post ngày 28.12 dẫn lời giới khoa học Trung Quốc cho hay một vệ tinh nhỏ của nước này có khả năng ghi nhận các hình ảnh chi tiết trên diện rộng tại một thành phố của Mỹ chỉ trong

42 giây. Vệ tinh thương mại Bắc Kinh-3 nặng 1 tấn được Trung Quốc phóng lên hồi tháng 6 đã quét qua một khu vực rộng khoảng 3.800 km2 ở vịnh San Francisco (bang California, Mỹ), ghi lại những hình ảnh chi tiết với độ phân giải đủ để xác định một chiếc xe quân sự trên đường hay loại vũ khí trên xe. Hình ảnh có độ phân giải cao được chụp từ độ cao 500 km khi vệ tinh này đang xoay vòng với tốc độ 10 độ/giây.Khánh An

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img