Gần đây các trang mạng, nhất là những trang có người nước ngoài tham gia, chia sẻ một điểm đến thú vị ở TP.HCM. Đó là quán phở của một người phụ nữ vừa chiến đấu với bệnh ung thư vừa chia sẻ với những người cùng hoàn cảnh.
Gần đây các trang mạng, nhất là những trang có người nước ngoài tham gia, chia sẻ một điểm đến thú vị ở TP.HCM. Đó là quán phở của một người phụ nữ vừa chiến đấu với bệnh ung thư vừa chia sẻ với những người cùng hoàn cảnh.
“Tôi muốn góp sức cùng bà”
Bà Bùi Thị Dung (56 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mở quán phở Chào vào tháng 2.2021 sau 5 năm điều trị ung thư vú. Những vị khách nước ngoài đầu tiên là bạn bè của con gái bà. Tiếng lành đồn xa, giờ đây 70% khách của quán là người nước ngoài.
Mike thích hương vị phở ở đây và ấn tượng với sự thân thiện, nhiệt tình của bà Dung |
Quán phở chuẩn vị Nam Định của bà Dung bán 70 – 100 tô phở/ngày. Ngoài món phở truyền thống, bà Dung còn có món phở Tây khá đặc biệt, tên là “phở tine”. Đây là món ăn kết hợp từ khoai tây chiên giòn, nước sốt gia vị phở bò và phô mai. Tài khoản Rickard Qualley từng chia sẻ trên mạng: “Trải nghiệm món “phở tine” thật tuyệt vời. Nước sốt thơm ngon, thịt bò tươi và vừa miệng. Chắc chắn tôi sẽ quay trở lại đây”.
Ngoài phở truyền thống, quán còn có món “phở tine” là sự kết hợp khoai tây chiên, phô mai và nước sốt gia vị phở |
Anh Mike Scott (người Anh) được bạn gái (người Mỹ) giới thiệu quán phở Chào. Anh cho biết bạn gái là người không thích ăn phở nhưng dành nhiều lời khen cho quán này. “Tôi thường đến đây khoảng 2 lần/tuần, và đặt giao tận nhà một vài lần nữa. Tôi rất thích phở ở đây, tuyệt vời. Mama Dung (tên gọi thân mật của bà Dung) rất thân thiện và nhiệt tình mỗi khi tôi đến. Tôi biết bà ấy không khỏe nhưng vẫn cố gắng giúp mọi người nên đây cũng là một cách tôi góp sức cùng ”, anh Mike cho biết.
Đồng bệnh tương lân
Năm 2016, bà Dung phát hiện bị ung thư vú giai đoạn 3B. Hai vợ chồng bà quyết định ngưng làm để tập trung cho bà điều trị. “Tôi phẫu thuật đoạn nhũ phải và đi hết 8 toa hóa trị, 25 tia xạ. Điều trị từ tháng 3 – 6.2016 thì xong. Biết bao đau đớn, mệt mỏi đều trải qua hết. Thật may, tôi có chồng, con luôn ở bên chăm sóc”, bà Dung bùi ngùi nói.
Thời gian ra vào bệnh viện liên tục, trải qua những đau đớn thể xác, bà hiểu và đồng cảm với những bệnh nhân khác. Thấy chị em bệnh nhân khó khăn việc ăn uống mà thức ăn có khi lại không đảm bảo dinh dưỡng, bà Dung và chồng nấu cháo gà nấm, phát cho các người bệnh cùng phòng mỗi lần vào viện.
“Một chị ở bệnh viện rất thích cháo của tôi. Hôm đó, đang nằm vì đau đầu, chị ngồi dậy khi biết tôi vào và ăn hết hộp cháo ấy. Ngày hôm sau, tôi quay lại, không thấy chị đâu. Các bệnh nhân khác nói chị đi đêm qua rồi. Tôi ngỡ ngàng. Chính điều này thôi thúc tôi tiếp tục nấu cho mọi người. Thời khắc gần ra đi, họ mong ước được ăn một bữa ngon”, bà Dung tâm sự.
Phở Chào được mở ra với mục đích dùng một phần lợi nhuận để giúp đỡ bệnh nhân ung thư. Bà Dung sẵn sàng chia sẻ công thức và cách nấu phở suốt mấy chục năm của bà cho bất kỳ ai muốn học. Thời gian điều trị bệnh, bà còn mở lớp dạy làm bánh miễn phí cho bệnh nhân ung thư.
Không chỉ bà, ông Nguyễn Thế Lực (60 tuổi, chồng bà) cũng đồng hành cùng vợ giúp đỡ bệnh nhân ung thư: “Giờ chỉ mong vợ khỏe, tôi khỏe để làm việc, bán được nhiều phở để giúp đỡ mọi người. Các con cũng ủng hộ chúng tôi nên không có điều gì phải lăn tăn cả”.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang (45 tuổi, bệnh nhân ung thư vú, hiện là chủ một tiệm bánh ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tâm sự: “Từ một người chưa bao giờ biết về bánh, bây giờ tôi có được một nghề yêu thích và có được thu nhập cho mình. Tất cả nhờ chị Dung chỉ dạy nhiệt tình, chu đáo. Tôi học ở chị nhiều loại bánh. Loại nào làm sai, chị bắt qua nhà làm trước mặt chị để chỉ ra tôi sai chỗ nào và phải làm đến khi được thì mới thôi”.
Còn anh Võ Phạm Minh Tâm (33 tuổi, ngụ TX.Cai Lậy, Tiền Giang) – bệnh nhân ung thư vòm hầu đã di căn cũng từng được bà Dung nhiều lần giúp đỡ. “Chị Dung cho tôi tiền mổ, rồi mỗi lần vào hóa trị lại cho thêm. Chị giúp đỡ tôi không phải một mà nhiều lần. Chị rất quan tâm những người đồng bệnh khác. Phải cảm ơn chị rất nhiều vì điều đó”, anh Tâm chia sẻ.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.