Monday, November 25, 2024

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn giành giải A, giải thưởng Hội Nhạc sĩ VN với ca khúc “Voi không đuôi”



Sáng 15/1 tại Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Hội Nhạc sĩ năm 2021.

 

Đến dự Lễ trao giải có ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; ông Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư đảng ủy khối các cơ quan trung ương; ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Lễ trao giải, PST.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: Năm 2021 đi qua với nhiều khó khăn thử thách nghiệt ngã: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, bão lũ bất thường tàn phá miền Trung, gây nhiều thiệt hại về người và của, nhiều chương trình nghệ thuật, Festival quốc tế phải tạm hoãn… Tuy vậy, năm 2021 cũng ghi đậm dấu ấn những thành tích trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực Văn hóa, văn học nghệ thuật.

Ban tổ chức đã nhận được 176 tác phẩm của 176 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước gửi tham dự. Cụ thể: thể loại Thanh nhạc có 167 tác phẩm (trong đó có 17 ca khúc thiếu nhi, 03 ca khúc nghệ thuật); 03 tác phẩm giao hưởng, 07 hợp xướng và ca cảnh, 12 tác phẩm khí nhạc (độc tấu, hòa tấu, nhạc cụ), 03 tác phẩm giao hưởng; 01 Chương trình biểu diễn; 09 công trình lý luận tham dự giải.

Đánh giá chung về chất lượng các tác phẩm, Thiếu tướng – nhạc sĩ Đức Trịnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam nêu ý kiến tập hợp từ các Hội đồng chuyên ngành.

Theo đó, về thể loại khí nhạc, ưu điểm là có tác giả đã mạnh dạn đầu tư cho hoà tấu dàn nhạc hỗn hợp: dân tộc, giao hưởng với điện tử, với những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về tình yêu quê hương đất nước con người. Một số tác phẩm có tìm tòi sáng tạo trong cấu trúc và ngôn ngữ thể hiện. Tuy nhiên còn ít các tác phẩm có chất lượng cao, thật sự sáng tạo và gây cảm xúc mạnh cho nguời thưởng thức… Những tác phẩm đạt chất lượng cao vẫn chỉ ở một số tác giả cũ, chưa có xuất hiện nhân tố mới.

Về thanh nhạc: ca khúc dự thi năm nay đã có ca khúc về đề tài bảo vệ môi trường, thật sự gây được xúc động mạnh mẽ và mang tính chinh phục, được Hội đồng thẩm định đều đánh giá cao; hoặc viết về mẹ, về tình yêu quê hương đất nước, phòng chống dịch Covid-19 cũng gây được cảm tình cho người nghe. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ca khúc nghe quen thuộc, bút pháp theo lối cũ, nhiều bài còn giống nhau kể cả về giai điệu lẫn nội dung. Ngoài một vài ca khúc thật sự có chất lượng cao vẫn còn nhiều ca khúc ca sĩ thể hiện hay phối khí thu âm không trùng khớp với văn bản âm nhạc cả về cao độ và trường độ…

Về ca khúc thiếu nhi, Đã có những ca khúc hay cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi hồn nhiên trong sáng của các em, được dàn dựng tốt nên hiệu quả khá cao.

Về các công trình về lý luận phê bình: Xét theo số lượng và chất lượng tác phẩm dự thi, giải thưởng Lý luận phê bình được phân theo 2 thể loại: Sách biên soạn và các bài báo về âm nhạc, mùa giải này không có sách nghiên cứu. Đề tài tác phẩm khá đa dạng, từ nhạc cổ điển phương Tây – opera, nhạc cổ truyền Việt Nam – dân ca và nhạc Phật giáo đến ca khúc đại chúng. Tuy nhiên chất lượng thì lại chưa đủ, các tác giả hướng đến phần nổi nhiều hơn là đầu tư vào chiều sâu.

Dựa vào các tác phẩm gửi về, Hội đồng xét giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã làm việc nghiêm túc, khoa học, kỹ lưỡng và công tâm để chọn ra 10 Giải A, 25 Giải B, 37 Giải C, và 01 chương trình biểu diễn xuất sắc để trao giải.

Số lượng giải A tăng 2 giải so với năm 2020 (8 giải), cho thấy dù là một năm khó khăn vì Covid-19 nhưng sức sáng tác của các tác giả vẫn rất dồi dào. Đặc biệt, mảng Ca khúc có sự bùng nổ với 6 giải A (gấp đôi 2020 chỉ với 3 giải), trong đó có tác phẩm của các nhạc sĩ tên tuổi như “Voi không đuôi” (Lê Minh Sơn), “Về bên mẹ” (Lê Tự Minh), “Đẹp nhất bông sen” (Trương Quang Lục)…

Ca khúc thiếu nhi có 2 giải A là “Thắp sáng những ngôi sao tương lai” (Trần Nhật Bằng), “Dòng sông cho em tiếng hát” (Bùi Bá Quảng). Ca khúc nghệ thuật có 1 giải A là “Lá rơi” (ý thơ: Lê Ngọc Nam, tác giả: Nguyễn Đình Thậm).

Ca khúc Thính phòng có 1 giải A là “Vãng cổ du ca” (Hòa tấu nhạc cụ Phương Tây và bộ gõ Dân tộc), sáng tác: Nguyễn Ngọc Tú. Chương trình biểu diễn xuất sắc nhất thuộc về DVD “Cảm ơn những thiên thần” (Trần Thị Thanh Trà).

Ở mảng Hợp xướng, Công trình lý luân (gồm Sách biên soạn và Báo chí) năm nay đều không có giải A./.

 

DANH SÁCH GIẢI THƯỞNG ÂM NHẠC

HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM – NĂM 2021

 

I. CA KHÚC

A. THANH NHẠC:

GIẢI A: 06 Giải

1. Tác phẩm “Voi không đuôi”, sáng tác: Lê Minh Sơn (Hà Nội)

2. Về bên mẹ, sáng tác: Lê Tự Minh (Thừa Thiên -Huế)

3. Đẹp nhất bông sen, sáng tác: Trương Quang Lục (TP. Hồ Chí Minh)

4. Tháng năm rực rỡ, sáng tác: Nguyễn Hồng Sơn (TP. Hồ Chí Minh)

 5. Hồn buôn, sáng tác: Nguyễn Công Tích (Trầm Tích) Đắk Lắk

6. Mùa xa vắng, sáng tác: Trần Xuân Tiên (Quảng Ngãi)

GIẢI B:  12 giải

1. Thiên thần áo trắng, sáng tác: Vũ Đức Tân (Hà Nội)

2. Sóng ru, sáng tác: Phạm Anh Thông (Hà Nội)

3. Lời hẹn – Tràng An, sáng tác: Vũ Thiết (Hà Nội)

4. Miền trung, thơ: Hoàng Trần Cương, nhạc: Phan Thanh Chương (Nghệ An)

5. Hát chơi trăng, chơi xuân, sáng tác: Trần Quốc Chung (Nghệ An)

6. Vòng tay của mẹ, lời: Trịnh Hương, nhạc: Trần Thị Hường (Thu Hường), (Lâm Đồng).

7. Thu Hà Nội, sáng tác: Vũ Thị Huyền Ngọc (Hà Nội)

8. Chạm vào ước mơ, sáng tác: Hải Thuận (Hà Nội)

9. Hải Phòng trong tim tôi, sáng tác: Nguyễn Hồng Sơn (Hải Phòng)

10. Những người trai đi trong lòng biển, thơ: Vân Anh, nhạc: Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội).

11. Tiếng sáo mùa yêu, sáng tác: Phan Huy Hà (Nghệ An)

12. Thu đợi, lời thơ: Lê Thành Kính, nhạc: Lê Quang Vy (TP Hồ Chí Minh).

GIẢI C: 25 giải

1. Nước non ơn Người trong lời mẹ ru, sáng tác: Nguyễn Ngọc Thịnh (Hà Tĩnh)

2. Miền mong nhớ, sáng tác: Hồ Tuấn (Đắk Lắk)

3. Về Nam Định nghe em, thơ: Nguyễn Thế Minh, nhạc: Kiều Khắc Dư (Nam Định)

4. Nhớ giọt sữa cuối cùng, thơ: Hồ Xuân Tứ, nhạc: Đỗ Tiến Lập (Bạc Liêu).

5. Bình Thuận – khúc xuân sang, sáng tác: Vũ Mạnh Cường (Hà Nội)

6. Đà Lạt chiều mơ, sáng tác: Trần Mạnh Tuấn (Hưng Yên)

7. Thuyền ra khơi, sáng tác: I Nư Tuấn (Ninh Thuận)

8. Sắc màu làng Chăm, sáng tác: Võ Văn Thắng (An Giang)

9. Nhớ bà, sáng tác: Vũ Đức Tạo (Quảng Ninh)

10. Áo trắng – niềm tin, sáng tác: Krajan Dick (Lâm Đồng)

11. Mơ chi giấc mơ xa, thơ: Đặng Vương Hưng, nhạc: Nguyễn Sỹ Chinh (Hà Tĩnh).

12. Dạ khúc xuân, sáng tác: Trịnh Ngọc Tân (Hà Nội)

13. Xin, thơ: Lâm Xuân Thi, nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện (TP. Hồ Chí Minh)

14. Lá chắn thép nơi biên cương, sáng tác: Hải Nam (Hà Nội)                               

15. Ru mẹ, thơ: Lê Bình, nhạc: Nguyễn An Hiếu (Hà Nội).

16. Cờ Tổ quốc ở Trường Sa, thơ: Xuân Thu, nhạc: Cao Hồng Phương (Phú Thọ).

17. Nơi dựa, phỏng thơ: Nguyễn Đình Thi, nhạc: Nguyễn Thị Minh Châu (Hà Nội).

18. Đưa em về Quảng Ninh, sáng tác: Lê Đăng Vệ (Quảng Ninh)

19. Có một lá me bay, lời thơ: Nguyễn Hùng Vỹ – Đức Diên, nhạc: Đức Diên (Hà Nội).

20. Lời ru chiều nghĩa trang, lời thơ: Đậu Hoài Thanh, nhạc: Võ Xuân Hùng (Đồng Tháp).

21. Việt Nam trái tim ngời sáng, lời: Phạm Hùng, nhạc: Hồ Thu Trang (Nghệ An)

22. Ký ức thời gian, sáng tác: Phạm Quang Trung (Đà Nẵng)

23. Cướp vợ, sáng tác: Phạm Chí Linh (Ninh Bình)

24. Thăm lại làng Vây, sáng tác: Đào Minh Hoàng (Vĩnh Phúc)

25. Bậu nề! Bậu ơi!, ý thơ: Lê Nhật Ánh, nhạc: Nguyễn Quang Khánh (Đà Nẵng).

 

* CA KHÚC THIẾU NHI

GIẢI A:  02 Giải

1. Thắp sáng những ngôi sao tương lai, sáng tác: Trần Nhật Bằng (Hà Nội).

2. Dòng sông cho em tiếng hát, sáng tác: Bùi Bá Quảng (Hà Nội).

GIẢI B: 05 giải

1. Ngắm mưa, sáng tác: Lê Vinh Phúc (TP. Hồ Chí Minh)

2. Rừng núi đón chào em, sáng tác: Trịnh Vĩnh Thành (TP. Hồ Chí Minh)

3. Bài học chữ O, thơ: Nguyễn Khắc Hào, nhạc: Nguyễn Ngọc Hòa (Hà Nội).        

4. Con đường tuổi thơ, sáng tác: Đậu Hoài Thanh (Hà Nội)

5. Cái trống trường em, sáng tác: Dương Đức Thụy (Hà Nội).

GIẢI C:  05 giải

1. Ơn thầy cô, sáng tác: Lê Phúc (TP. Hồ Chí Minh).

2. Bé đi cày, lời thơ: Phạm Hổ, nhạc: Võ Văn Thành (Vũ Thành) (Bình Định)

3. Thưa thầy em đã hiểu, sáng tác: Nguyễn Duy Thịnh (Hà Nội)

4. Vui hát cùng biển xanh, sáng tác: Trương Duy Huyến (Đà Nẵng)

5. Em là đội viên Tiền phong Hồ Chí Minh, sáng tác: Kấn Tùng Lâm (Phú Thọ).

 

* CA KHÚC NGHỆ THUẬT:         

Giải A:  01 giải

1. Tác phẩm “Lá rơi”, ý thơ: Lê Ngọc Nam, tác giả: Nguyễn Đình Thậm (TP Đà Nẵng)

 

B. HỢP XƯỚNG

Giải A: Không có

Giải B: 02 giải

1. Miền Trung, sáng tác: Nguyễn Thụy Kha (Hà Nội)

2. Cả nước bên các con, sáng tác: Nguyễn Lân Cường (Hà Nội)

Giải C: 02 giải

1. Miền châu thổ Cửu Long, sáng tác: Quang Thanh Giang (Cần Thơ)

2. Âm vang đất mẹ Chín Rồng, sáng tác: Võ Đăng Tín (TP. Hồ Chí Minh)

 

C. GIAO HƯỞNG – THÍNH PHÒNG

* THÍNH PHÒNG:

GIẢI A:  01 giải

1. Vãng cổ du ca (Hòa tấu nhạc cụ Phương Tây và bộ gõ Dân tộc), sáng tác: Nguyễn Ngọc Tú (Hà Nội).

GIẢI B:  03 giải

1. Dòng sông quê hương (Tứ tấu đàn dây), sáng tác: Đoàn Nguyên Hiếu (Hà Nội)

2. Tình yêu lung linh giọt thời gian (Trio: Piano + Flute + giọng hát), sáng tác: Lê Tịnh (Hà Nội).

3. Tranh tượng dan gian 12 con giáp (Tổ khúc Piano cho thiếu nhi), sáng tác: Trần Thế Bảo (TP. Hồ Chí Minh)   

GIẢI C:  02 giải

1. Nhịp chèo ra khơi (Rhapsody in Brass), sáng tác: Nguyễn Xuân Minh (TP Đà Nẵng).   

2. Ru hoa (Tam tấu Flute – Cello – Piano), sáng tác: Vũ Hùng (Phú Thọ).   

* GIAO HƯỞNG:

Giải A:  Không có

Giải B:  01 giải    

1. 24 giờ (Giao hưởng thơ), sáng tác: Hoàng Văn Thành (Quảng Ninh)

Giải C:  01 giải    

1. Trường Sa và mẹ (Giao hưởng thơ), sáng tác: Lê Quang Vũ (Thừa Thiên – Huế)

 

C – CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN XUẤT SẮC: 01 giải

1. DVD chương trình biểu diễn “Cảm ơn những thiên thần”, tác giả: Trần Thị Thanh Trà (TP Đà Nẵng).

 

II. CÔNG TRÌNH LÝ LUẬN

1. SÁCH BIÊN SOẠN:

Giải A: (Không có)

Giải B: 01 giải

1. Tác phẩm: Đào tạo ca sĩ Opera tại Việt Nam, tác giả: Đỗ Quốc Hưng (Hà Nội).

Giải C:  01 giải

1. Tác phẩm: Tìm hiểu dân ca Quảng Bình, tác giả: Dương Viết Chiến (Quảng Bình).

2. BÁO CHÍ

Giải A: (Không có)

Giải B: 01 giải

1. Tác phẩm: 12 bài báo nghiên cứu, lý luận âm nhạc công bố trên tạp chí khoa học, tác giả: Nguyễn Đình Lâm (Hà Nội)

Giải C: 01 giải

1.Tác phẩm: 26 bài báo tìm hiểu về âm nhạc đại chúng dành cho giới trẻ hiện nay, tác giả: Nguyễn Quang Long (Hà Nội).

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img