Các nhà khoa học Australia đã phát hiện một cách thức mới để đánh bại các loại “siêu vi khuẩn” đang khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh trở nên phổ biến hơn.
Tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, vi trùng và ký sinh trùng biến đổi theo thời gian và việc dùng thuốc không còn hiệu quả, khiến quá trình điều trị khi nhiễm các mầm bệnh trở nên khó khăn hơn.
Nhà hóa sinh học Hsin-Hui Shen của Khoa Kỹ thuật và khoa học thuộc Đại học Monash cho biết, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các phân tử siêu nhỏ, gọi là nanoparticles (NP), kết hợp với kháng sinh sẽ tiêu diệt hiệu quả các siêu vi khuẩn. Theo chuyên gia Shen, các phương pháp điều trị liệu pháp kép dựa trên các NP có thể phá vỡ lớp màng ngoài của các siêu vi khuẩn, từ đó giúp phát triển một phương pháp điều trị thay thế cách điều trị bằng kháng sinh truyền thống.
Bà Shen cho biết, từ lâu, các NP đã được sử dụng như một công cụ dẫn truyền nhưng việc sử dụng những phân tử này như một phần của liệu pháp kép, kết hợp với kháng sinh nhằm ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh thì chưa được chú ý. Thay vì đi tìm một loại kháng sinh khác để đối phó với siêu vi khuẩn thì các nhà nghiên cứu nên sử dụng công nghệ nano để giảm lượng kháng sinh đưa vào cơ thể, tiêu diệt hiệu quả những sinh vật kháng thuốc.
Những phương pháp thay thế kháng sinh truyền thống đang ngày càng được cộng đồng y học quốc tế quan tâm trong bối cảnh siêu vi khuẩn xuất hiện ngày càng nhiều trong khi không tìm được các loại kháng sinh mới.
Trong một báo cáo mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong 30 năm qua, thế giới chưa tìm được loại kháng sinh mới nào, trong khi các loại kháng sinh hiện có sẽ được sử dụng để đối phó với nhiều loại siêu vi khuẩn hơn và nguy cơ kháng kháng sinh cao hơn. Các chuyên gia dự báo nếu không có đột phá, những loại siêu vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện nhiều hơn sẽ khiến ngay cả những người nhiễm bệnh thông thường cũng có nguy cơ tử vong cao hơn. Ngày càng nhiều siêu vi khuẩn thì các quy trình điều trị y khoa phổ biến như các ca phẫu thuật hoặc hóa trị ung thư cũng trở nên khó khăn hơn.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Monash cho biết các kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications. Họ coi đây là một phần đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu về tình trạng kháng kháng sinh. Các nhà khoa học sẽ xúc tiến giai đoạn thử nghiệm các kết quả nghiên cứu trên.
Nguồn: vtv.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.