Sunday, November 24, 2024

Châu Âu tụt hậu so với Mỹ, Trung Quốc trong việc áp dụng 5G



Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu năm 2025 về phủ sóng 5G ở khu vực đô thị.

Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu năm 2025 về phủ sóng 5G ở khu vực đô thị.

Trong khi Mỹ đang vật lộn vì việc triển khai 5G gây ảnh hưởng đến các hãng hàng không, thì EU phải đối mặt với mối đe dọa kinh tế và an ninh lớn hơn nhiều trừ khi các nước thành viên tăng cường hợp tác, AP dẫn lời một cơ quan giám sát của EU hôm 24.1 cho biết.

Những hồi chuông cảnh báo được đưa trong báo cáo đặc biệt về quá trình chuẩn bị 5G của liên minh gồm 27 quốc gia. 5G được dự đoán sẽ thúc đẩy thế giới bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số mới, với những đổi mới công nghệ lớn hơn nhưng cũng có nhiều lỗ hổng. Nghiên cứu của Tòa án Kiểm toán châu Âu (ECA) nhấn mạnh hai hướng, nói rằng châu Âu đang tụt hậu so với Bắc Mỹ và châu Á trong việc triển khai mạng 5G, và EU cần tăng cường chiến lược để chống lại những rủi ro an ninh quốc gia đi kèm.

Châu Âu tụt hậu so với Mỹ, Trung Quốc trong việc áp dụng 5G
Đa số các nước EU nhiều khả năng sẽ bỏ lỡ mục tiêu năm 2025 về vùng phủ sóng 5G khu vực đô thị

“Có sự chậm trễ đáng kể trong việc triển khai mạng 5G của các nước thành viên EU và cần nỗ lực hơn nữa để giải quyết các vấn đề an ninh trong việc triển khai 5G”, ECA viết trong bản đánh giá dài 69 trang.

Tại Mỹ, sự ra đời của dịch vụ viễn thông 5G đã khiến các hãng hàng không phàn nàn về khả năng gây nhiễu thiết bị định vị của máy bay và gây gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không. Thế giới đang gấp rút lắp đặt cơ sở hạ tầng 5G vì nó có dung lượng dữ liệu và tốc độ truyền cao hơn, hứa hẹn sẽ chuyển đổi mọi thứ từ lái xe ô tô, chăn nuôi gia súc đến phát sóng thể thao và sản xuất hàng hóa.

Theo ECA, trong cuộc chạy đua lợi nhuận kinh tế cao này, các nước EU đang đi quá chậm vì không thực hiện được những việc như chỉ định phổ tần vô tuyến cho dịch vụ 5G. ECA cho biết phần lớn các quốc gia thành viên của khối sẽ bỏ lỡ mục tiêu triển khai chung được ấn định cho năm 2025, với việc đảm bảo vùng phủ sóng 5G không bị gián đoạn ở khu vực đô thị và dọc theo các tuyến đường giao thông chính.

ECA trích dẫn một nghiên cứu của ngành viễn thông cho biết, vào năm 2025, chỉ 35% tổng số kết nối di động ở châu Âu dựa trên 5G, ít hơn so với 51% ở Bắc Mỹ và 53% ở Úc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Con số được dự kiến ​​cho Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan là 48%. Do đó, hầu hết các nước EU cũng có thể không đạt được mục tiêu chung nhiều tham vọng hơn cho năm 2030, đó là cung cấp dịch vụ 5G cho tất cả bộ phận dân cư.

Lợi ích kinh tế bị mất đối với EU có thể rất lớn. 5G dự kiến ​​sẽ kích hoạt sự gia tăng theo cấp số nhân trong việc tiêu thụ dữ liệu trong khối, nơi dịch vụ chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trích dẫn một nghiên cứu riêng biệt về ngành công nghệ, ECA chỉ ra rằng 5G có thể bổ sung 1.000 tỉ euro (khoảng 1.100 tỉ USD) cho nền kinh tế châu Âu, tạo ra hoặc chuyển đổi 2 triệu việc làm trong giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, phần thưởng kinh tế như vậy đòi hỏi cần phải chi tiêu nhiều hơn cho 5G, việc triển khai trên khắp EU cho đến năm 2025 có thể tiêu tốn gần 400 tỉ euro (khoảng 452 ​​tỉ USD). Nguồn vốn này chủ yếu đến từ các nhà khai thác mạng di động.

Khác biệt giữa các nước EU về bảo mật 5G phần nào giải thích sự chậm trễ trong việc triển khai cơ sở hạ tầng thế hệ mạng không dây thứ năm. Bên cạnh đó, việc đối xử với nhà cung cấp 5G của Trung Quốc như Huawei cũng không giống nhau giữa các thành viên. Hạn chế chính đối với Ủy ban châu Âu là quyết định về an ninh quốc gia vẫn nằm trong tay các nước thành viên.

Theo ECA, mặc dù EU đã đưa ra một “hộp công cụ” để điều chỉnh phương pháp tiếp cận quốc gia trong việc phân loại các nhà cung cấp 5G có rủi ro cao, nhưng sự mơ hồ vẫn tồn tại và toàn bộ sáng kiến ​​cần có nhiều cơ quan quản lý hơn.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img