Bằng cách áp dụng các bài kiểm tra với mắt, các bác sĩ có thể dự đoán nguy cơ tử vong sớm của một người trong tương lai không xa.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trong tương lai không xa, bằng cách kiểm tra nhiều mạch nhỏ bên trong mắt của một người, các bác sĩ có thể dự đoán được nguy cơ tử vong sớm của người đó.
Mặc dù nguy cơ bệnh tật và tử vong thường tăng lên theo độ tuổi, những người trong cùng một nhóm tuổi cũng có thể có mức độ nguy cơ khác nhau. Điều này bắt nguồn từ một khái niệm có tên gọi “tuổi sinh học”. Khác với tuổi tích lũy theo thời gian như chúng ta vẫn thường biết, tuổi sinh học của một người phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã khám phá ra những dấu hiệu để dự đoán tuổi sinh học của mỗi cá nhân qua nhiều yếu tố như các gen, khả năng nhận thức, huyết áp, chức năng hệ miễn dịch… Nổi bật trong số đó, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng võng mạc – lớp mô thần kinh nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt cũng có thể chỉ ra tuổi sinh học của một người qua hệ thống mạch máu và dây thần kinh.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã có một bước tiến mới, chuyên sâu hơn trong việc dự đoán tuổi sinh học của một người dựa vào võng mạc. Mô hình của họ là một loại máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đã phân tích hơn 80.000 hình ảnh của fundus – bề mặt sau bên trong của mắt bao gồm võng mạc, lấy dữ liệu từ gần 47.000 người trong độ tuổi từ 40 đến 69 được lưu trữ trong Ngân hàng Sinh học Vương quốc Anh.
Để tìm hiểu xem mô hình hoạt động có chính xác hay không, trước tiên, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích hơn 19.000 ảnh chụp của 11.000 người tham gia thử nghiệm có sức khỏe tương đối tốt, trong đó tuổi sinh học võng mạc của những người này khá tương đồng với tuổi thời gian của họ. Sau quá trình cho mô hình hoạt động và so sánh, các nhà khoa học nhận thấy rằng mô hình này khá chính xác trong việc dự đoán tuổi võng mạc, với độ sai lệch nằm trong khoảng 3,5 năm.
Sau đó, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình để đánh giá gần 36.000 bức ảnh còn lại trong thử nghiệm, được thu thập trong khoảng thời gian 11 năm. Họ phát hiện ra rằng khoảng 51% người tham gia có độ chênh lệch giữa tuổi sinh học và tuổi thời gian lớn hơn 3 năm, 28% có độ chênh lớn hơn 5 năm và 4,5% lớn hơn 10 năm. Nói cách khác, những người tham gia này có đôi mắt “già” hơn so với tuổi của họ.
Những người có độ chênh lệch giữa tuổi sinh học và tuổi thời gian lớn phải đối mặt với nguy cơ tử vong bởi các nguyên nhân khác tim mạch và ung thư cao hơn từ 49% đến 67%. Hiện, nhóm nghiên cứu chưa thể tìm thấy mối liên hệ giữa độ chênh lệch tuổi và việc tử vong do bệnh tim mạch hoặc ung thư.
Nguồn: vtv.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.