Sunday, November 24, 2024

“Nóng” cuộc đua đầu tư vào ngành bán dẫn



Ngành bán dẫn được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Vì chip máy tính là yếu tố đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghệ cao khác nên việc một quốc gia có cơ sở sản xuất linh kiện bán dẫn sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hệ sinh thái của hoạt động kinh tế giá trị cao. Và ngành bán dẫn được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Với độ ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghệ cao, từ thiết bị điện tử, ô tô, máy tính, cho đến thiết bị truyền thông, doanh thu ngành bán dẫn đã đạt hơn 400 tỷ USD trong năm 2020, tăng 6,5% so với năm 2019 bất chấp đại dịch COVID-19 khiến các hoạt động kinh tế toàn cầu sụt giảm.

Nếu xét trên phương diện các công ty thì riêng 3 công ty TSMC của Đài Loan (Trung Quốc), Samsung của Hàn Quốc và SMIC của Trung Quốc đã chi phối 4/5 thị trường chip thế giới.

Chip máy tính là yếu tố đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghệ cao

Sau thời gian dài chứng kiến ngành sản xuất linh kiện bán dẫn dịch chuyển sang những nền kinh tế mới tại châu Á, Mỹ và Nhật Bản đều nỗ lực nhằm tìm lại vị thế là người dẫn đầu thị trường.

Trong số 250 tỷ USD ngân sách phân bổ cho dự luật năng lực cạnh tranh được Thượng viện Mỹ thông qua, 52 tỷ USD sẽ được dùng để thúc đẩy sản xuất linh kiện bán dẫn trong nước.

Để hạn chế các rủi ro đối với ngành sản xuất công nghiệp trong nước, đặc biệt sau những tác động của đại dịch, Nhật Bản đã công bố chiến lược cơ bản, đặt mục tiêu doanh số của các công ty sản xuất linh kiện bán dẫn tại Nhật Bản sẽ tăng gấp 3 lần lên 118 tỷ USD vào năm 2030.

Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẽ cho phép các quốc gia thành viên được trợ cấp cho ngành sản xuất linh kiện bán dẫn nội địa nhằm cạnh tranh với các quốc gia châu Á, hướng đến mục tiêu chiếm 20% thị phần ngành bán dẫn toàn cầu vào năm 2030.

Sản xuất linh kiện bán dẫn là cuộc đua đòi hỏi các khoản đầu tư khổng lồ trong thời gian dài

Ban đầu, vấn đề thiếu hụt chip chỉ đơn thuần là gián đoạn tạm thời về nguồn cung do các nhà máy buộc phải đóng cửa khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, mặc dù hoạt động sản xuất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới gần như trở lại bình thường nhưng sự gia tăng nhu cầu do thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch đã khiến sự thiếu hụt chip điện tử có lúc ở mức khủng hoảng.

Bên cạnh tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu, một nguyên nhân khác khiến các chính phủ không ngại chi tiền phát triển nhà máy sản xuất chip tiên tiến là do lo ngại sự phụ thuộc vào các nước khác. Do đó, việc tự chủ trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ giúp giảm nguy cơ dễ bị tổn thương của các nước trước bất kỳ sự gián đoạn chuỗi cung ứng và rủi ro địa chính trị nào.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img