Amazon, Intel và các công ty công nghệ khác thừa nhận việc từ chối nhân viên làm việc từ xa có thể khiến họ mất đi nhiều tài năng.
Amazon, Intel và các công ty công nghệ khác thừa nhận việc từ chối nhân viên làm việc từ xa có thể khiến họ mất đi nhiều tài năng.
Theo CNBC, các hãng công nghệ lớn, bao gồm Amazon, Intel, Pinterest và PayPal, đều thừa nhận họ có nguy cơ mất nhân tài vào tay đối thủ cạnh tranh đang cung cấp lựa chọn công việc hấp dẫn, linh hoạt hơn, ví dụ như làm việc từ xa hoặc làm việc kết hợp giữa văn phòng và tại nhà.
Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt về nguồn kỹ sư phần mềm. Dịch Covid-19 tạo điều kiện cho lực lượng lao động này tìm thấy sự linh hoạt để làm việc từ xa, và một số nhân viên thậm chí không muốn quay trở lại văn phòng.
Trụ sở văn phòng làm việc chính của Amazon ở Seattle, Washington, Mỹ |
Không ít hãng công nghệ lớn đang phải thừa nhận rằng cách sắp xếp công việc linh hoạt hơn của các đối thủ có thể gây ra rủi ro đáng kể cho doanh nghiệp của họ. Trong hồ sơ hằng năm được công bố gần đây, Amazon, Pinterest, Intel và PayPal lần đầu tiên đề cập môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút hoặc giữ chân nhân viên. Điều này cho thấy, hơn 2 năm sau dịch Covid-19, các công ty công nghệ lớn vẫn đang cân nhắc xem có nên đưa nhân viên trở lại văn phòng hay không, và những rủi ro liên quan đến việc đưa mọi người trở lại làm việc trong cùng một không gian.
Một số nhân viên công nghệ háo hức muốn văn phòng mở cửa trở lại, trong khi đó những người khác lại chỉ muốn làm việc từ xa. Các công ty đang tận dụng mong muốn về sự linh hoạt đó bằng cách cung cấp đặc quyền hấp dẫn dành cho nhân viên mới, chẳng hạn như khả năng đặt lịch trình của riêng họ hoặc làm việc từ bất kỳ đâu.
Ngày càng có nhiều hãng công nghệ đưa lựa chọn làm việc từ xa trở thành chuẩn mực, bao gồm Facebook, Twitter và Shopify. Những công ty khác như Dropbox và Atlassian cũng đang từ bỏ ý tưởng về một khuôn viên tập trung và cho phép nhân viên làm việc từ các địa điểm trên khắp đất nước. Coinbase, GiLlab và HashiCorp hoạt động mà không quan trọng việc có trụ sở chính thức hay không, nhưng lại nhấn mạnh vào việc ưu tiên lực lượng lao động từ xa.
Ngay cả những hãng công nghệ lớn như Google, Amazon và Apple, vốn đã đổ rất nhiều tiền vào các trụ sở phức tạp, cũng chuyển sang cung cấp thêm lựa chọn về môi trường làm việc, mặc dù họ không thoải mái như một số công ty công nghệ khác.
Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy trước đây nói với CNBC rằng, ông cảm thấy môi trường làm việc kết hợp sẽ là cách tiếp cận thiết thực nhất sau đại dịch. “Tôi không nghĩ mọi người sẽ quay lại văn phòng 100% như cách họ đã làm trước đây”, ông Jassy nói.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.