>>>Hàng không giá rẻ Mỹ muốn “mượn gió” để vươn xa

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn vừa giao Cục Hàng không Việt Nam tổ chức trao đổi với Nhà chức trách hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam thời điểm trước dịch Covid-19, ngoài các thị trường đã được triển khai trong tháng 1.

Sớm khôi phục đường bay quốc tế "cứu" doanh nghiệp hàng không và du lịch

Ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý như đường bay tới châu Âu, Úc, Mỹ…

“Cục Hàng không Việt Nam phải báo cáo Bộ GTVT kết quả nối lại đường bay quốc tế trong tháng 2/2022 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu.

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Úc, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Và sắp tới là Thái Lan.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam sắp tới sẽ có những đường bay quốc tế tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ… được tổ chức.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành hàng không và du lịch đều mong muốn mở cửa hàng không quốc tế. Đại diện Vietnam Airlines khẳng định, nếu chậm triển khai, hàng không Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch, mà còn với các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang “rót” vốn đầu tư tại Việt Nam.

“Các doanh nghiệp hàng không, du lịch đang suy yếu, có thể dẫn đến phá sản, mất khả năng cạnh tranh với các hãng, các doanh nghiệp trong khu vực, khiến việc phục hồi sau đại dịch sẽ vô cùng khó khăn”, đại diện Vietnam Airlines nói.

Lãnh đạo Vietjet Air cũng cho rằng, nhu cầu mở lại các đường bay quốc tế hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là với các quốc gia đã và đang hoàn thành việc tiêm vaccine. Nói như Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Thúy Bình chia sẻ, chính sách mới của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Y tế mới đưa ra là tín hiệu rất tốt, “cánh cửa đã hé mở”, nhưng doanh nghiệp hàng không vẫn còn có lo lắng. Doanh nghiệp đã lên kế hoạch, kịch bản, nhưng đến nay, vẫn chưa được cấp phép để mở các đường bay.

“Thậm chí, tần suất chuyến bay để chúng tôi có thể ra nước ngoài đón kiều bào về nước hay khách du lịch, dù có nhu cầu rất lớn, nhưng vẫn chưa được. Chúng tôi cũng không biết làm thế nào để phục vụ người dân, khách du lịch một cách đồng bộ nhất, nhanh nhất, dù chúng tôi đã sẵn sàng”, bà Bình bày tỏ.

>>>Hàng không Việt Nam năm 2022: Ánh sáng nơi cuối đường hầm

>>>Vận tải hàng không nỗ lực phục hồi sau “bão dịch”

Về vấn đề này, ở góc độ ngành du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, việc mở lại đường bay thương mại quốc tế là một trong những việc hết sức cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa ở thời điểm cuối năm khi nhu cầu đi lại của người dân, nhất là của Việt kiều, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, quay trở về đất nước rất cao.

Sớm khôi phục đường bay quốc tế "cứu" doanh nghiệp hàng không và du lịch

Đại diện Vietnam Airlines khẳng định, nếu chậm triển khai, hàng không Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến.

Việc triển khai mở lại đường bay thương mại quốc tế sẽ là giải pháp cho ngành du lịch cũng như ngành hàng không. Nếu tổ chức được các chuyến bay thương mại thường lệ sẽ giúp cho hoạt động thí điểm triển khai đón khách du lịch quốc tế hiện nay đạt kết quả tốt hơn, tiến đến mở lại hoàn toàn việc đón khách du lịch quốc tế như trước thời điểm xảy ra dịch bệnh.

“Nếu chúng ta chậm trễ trong việc mở lại thị trường bay quốc tế, không những chúng ta mất đi cơ hội thu hút khách vào đúng thời điểm, mà còn chậm trễ trong việc phục hồi những lĩnh vực khác, và cao hơn nữa là chúng ta sẽ mất đi năng lực cạnh tranh của ngành du lịch cũng như của nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trùng Khánh phân tích.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) đánh giá, lượng khách quốc tế về Việt Nam sắp tới từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022 chủ yếu là Việt kiều. Đây là nhu cầu chính đáng của bà con muốn về thăm quê hương sau 2 năm bị gián đoạn vì dịch, do đó, doanh nghiệp mong sớm được mở lại hàng không quốc tế.

Hiện các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways đã khôi phục lại các đường bay quốc tế thường lệ tới các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Úc, châu Âu, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ chiều về được phép chở công dân Việt Nam về nước, khách công vụ, chuyên gia và thí điểm một số chuyến bay đón khách du lịch quốc tế…

Thực tế hoạt động bay quốc tế vẫn hạn chế, trong khi các hãng hàng không đều khẳng định, đã sẵn sàng về phương tiện, nhân sự để bay chở khách quốc tế ngay khi được phép và mong sớm được triển khai. Vì vậy, các hãng hàng không hiện nay đều mong muốn sớm có lộ trình mở cửa hàng không quốc tế thường lệ rõ ràng. 

Trước đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng chậm nhất là 30/3 mở lại các đường bay quốc tế và tinh thần là mở cửa sớm được ngày nào tốt ngày đó. Thời điểm này phải mở cửa và phát động lại thị trường để các hãng lên kế hoạch, phương án khai thác và có một tháng để bán vé máy bay. Vấn đề bây giờ là phải đẩy mạnh tiếp thị và hạn chế những vướng mắc, khó khăn về các điều kiện không cần thiết để khách du lịch vào Việt Nam.