>>> Đường sắt “bắt tay” doanh nghiệp logistics khép kín chuỗi vận tải

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên bố trí kinh phí để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn 2022 – 2023 đối với các cầu yếu và tách giao thông đường bộ – đường sắt ở cầu chung.

VNR kiến nghị bố trí 1.700 tỷ đồng tách cầu đường bộ và đường sắt

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa kiến nghị về việc bố trí kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo cầu chung đường bộ – đường sắt. 

Theo Tổng công ty Đường sắt này, trên mạng đường sắt quốc gia hiện vẫn còn 3 cầu chung đường bộ – đường sắt là Lục Nam, Long Đại, Phố Lu. Cùng đó còn 428 cầu yếu, hết niên hạn sử dụng hoặc không phù hợp quy chuẩn tiêu chuẩn.

Trong đó tuyến đường sắt Bắc – Nam có 87 cầu có dấu hiệu nguy hiểm, gồm: 55 cầu khu đoạn Đà Nẵng – Quy Nhơn cần thay thế kết cấu và 32 cầu khu đoạn Quy Nhơn – Sài Gòn cần thay thế cầu, gia cố.

Nhiều cầu xây dựng từ những năm 1936, cá biệt có cầu xây dựng từ 1910; Nhiều cầu xây dựng trước năm 1975; Tải trọng các cầu nhỏ, chỉ từ 10-13 tấn.

Đối với 3 cầu Lục Nam, Long Đại, Phố Lu, cầu Lục Nam (km 24+134 tuyến đường sắt Kép – Hạ Long hay còn gọi là cầu Cẩm Lý, bắc qua sông Lục Nam, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) hiện là cầu duy nhất trên mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện vẫn đi chung đường bộ – đường sắt trên cùng lòng cầu.

Cầu Phố Lu (còn gọi cầu Chung Lu, km 3+167 trên tuyến đường sắt Phố Lu – Pom Hán, Lào Cai) và cầu Long Đại (tuyến đường sắt Bắc – Nam, địa bàn huyện Quảng Ninh – Quảng Bình) tuy đã có cầu đường bộ bên cạnh nhưng người dân vẫn có thói quen qua cầu chung do giao thông đến cầu đường bộ chưa thuận lợi, nên nguy cơ mất an toàn vẫn còn.

Vì vậy, đường sắt kiến nghị bố trí khoảng 1.700 tỷ để cải tạo, thay thế 87 cầu nguy hiểm và làm các công trình để tách giao thông đường bộ, đường sắt đối với 3 cầu Lục Nam, Long Đại, Phố Lu.

Tổng công ty Đường sắt VN cũng kiến nghị bố trí vốn giai đoạn 2022-2023 để làm cầu vượt để xử lý các giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt tại 9 vị trí; Xử lý nguy cơ đá lăn, đá rơi đảm bảo an toàn tại 14 vị trí; Cải tạo, sửa chữa 13 hầm tuyến Hà Nội – TP.HCM.

Trên thực tế, khoản kinh phí 1.700 tỷ đồng mà VNR đề xuất để sửa chữa, cải tạo cầu yếu và tách giao thông đường bộ – đường sắt ở cầu chung chỉ là một phần trong dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc-Nam trị giá 7.000 tỷ đồng.

Dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Các công việc chính của dự án là thực hiện cải tạo, nâng cấp các cầu yếu, gia cố trụ chống va xô; gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới một số ga; cải tạo nâng cấp hơn 200km đường sắt; bảo đảm hành lang ATGT và một số công trình thiết yếu khác.

>>>Cơ hội cho vận tải đường sắt

>>>“Thời điểm vàng” cho vận tải đường sắt bứt tốc!

Giữa đại dịch Covid-19, mặc dù vận tải đường sắt chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng cho thấy những lợi thế nhất định khi vận tải đường bộ và đường biển tắc nghẽn, giá cước tăng cao vọt.

VNR kiến nghị bố trí 1.700 tỷ đồng tách cầu đường bộ và đường sắt

Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc-Nam trị giá 7.000 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục chuyển trọng tâm sang vận tải hàng hóa, từng bước hỗ trợ cho vận tải hành khách đảm bảo doanh thu và hiệu quả sản xuất. Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR khẳng định, đường sắt xác định trọng tâm trong thời gian tới là chuyển dịch sang vận chuyển hàng hóa để bù đắp cho sự sụt giảm của vận tải hành khách.

VNR cũng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tàu chuyên tuyến, tàu container Bắc-Nam, container lạnh chở hoa quả, thực phẩm…; khai thác tối đa khối lượng vận tải hàng hóa tại các khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển có kết nối với đường sắt quốc gia, tích cực tham gia vào chuỗi logistics. Bên cạnh đó, chuyển hướng vận chuyển hàng hoá đặc biệt tàu hàng liên vận quốc tế.

“Trong năm 2021, VNR đã đạt được một số kết quả trong công tác vận tải liên vận quốc tế như đã tổ chức được các đoàn tàu đi thẳng từ Việt Nam sang châu Âu (Bỉ), sảng lượng vận chuyển container liên vận quốc tế tăng hơn 100% so với cùng kỳ, mở thêm được các đoàn tàu chuyên tuyến container đến các thành phố của Trung Quốc”, ông Vũ Anh Minh thông tin.

Theo báo cáo của VNR, năm 2021 vừa qua, doanh thu hợp nhất của tổng công ty dự kiến thực hiện được 6.653,7 tỷ đồng, bằng 100,1% so với cùng kỳ và đạt 100,9% kế hoạch năm, nhưng lợi nhuận sau thuế âm 677,6 tỷ đồng. Công ty mẹ chỉ đạt doanh thu 1.446,9 tỷ đồng, bằng 83,7% so với cùng kỳ và đạt 90,4% chỉ tiêu kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao, lợi nhuận trước thuế âm 690,7 tỷ đồng.

Cụ thể, khối vận tải, vận chuyển hàng hóa tăng trưởng tốt, thực hiện được 5,6 triệu tấn xếp, bằng 110,5% cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng vận chuyển hành khách rất thấp chỉ đạt 1,4 triệu lượt hành khách lên tàu, bằng 37,2% cùng kỳ. Doanh thu trực tiếp từ vận tải chỉ đạt 2.262,8 tỷ đồng, bằng 77,8% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân chủ yếu là do dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến vận tải đường sắt, nhất là vận tải hành khách. Mặt khác, dự án cải tạo, nâng cấp một số vị trí trên tuyến đường sắt Bắc-Nam với tổng kinh phí đầu tư 7.000 tỷ đồng tập trung triển khai để đảm bảo tiến độ thi công và giải ngân đã làm giảm năng lực thông qua trên tuyến và kéo dài thời gian chạy tàu, bắt buộc phải giảm số đôi tàu khách, tàu hàng chạy trên tuyến nên ảnh hưởng giảm sản lượng vận tải hành khách, hàng hóa.