Tuesday, November 26, 2024

40 vệ tinh của SpaceX bị “tiêu diệt”, rơi xuống Trái đất bởi bão địa từ



Các vệ tinh dự kiến sẽ cháy hoàn toàn ở bầu khí quyển trong quá trình rơi xuống.

40 vệ tinh của SpaceX bị

 

Ngày 3 tháng 2 vừa qua, công ty của Elon Musk đã cho phóng tên lửa Falcon 9 mang theo 49 vệ tinh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, một cơn bão địa từ đã tấn công mạnh vào các vệ tinh, khiến chúng lao mạnh trở lại Trái đất và bốc cháy trong bầu khí quyển.

SpaceX cho biết trong một tuyên bố: “Thật không may, các vệ tinh được phóng lên vào thứ Năm đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi một cơn bão địa từ vào thứ Sáu. Phân tích sơ bộ cho thấy lực cản gia tăng ở độ cao thấp đã ngăn các vệ tinh thoát khỏi chế độ an toàn và đi vào hoạt động, tới một độ cao cao hơn. Có tới 40 vệ tinh đã và sẽ quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất”.

Bão địa từ xảy ra khi một luồng gió mặt trời – luồng gió mang các hạt điện từ mặt trời đập vào từ trường của Trái đất, tạo ra các hạt và dòng điện trong tầng khí quyển trên của hành tinh chúng ta. Tầng khí quyển này nóng lên, tạo lực cản lớn hơn cho các vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp, có thể khiến chúng quay ngược lại và rơi xuống.

Sau khi phóng, 49 vệ tinh của SpaceX bắt đầu quay xung quanh và cách trái đất gần 210km. Quỹ đạo tầm thấp này được thiết kế để các vệ tinh dễ dàng bị loại bỏ nếu phóng thất bại nhưng cũng đồng thời khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi bão địa từ.

SpaceX cho biết hệ thống GPS của các vệ tinh cho thấy cơn bão đã gây ra lực cản trong khí quyển “cao hơn tới 50% so với các lần phóng trước”. Các vệ tinh đã có động thái để giảm tác động của cơn bão bằng cách đổi tư thế bay, giảm diện tích bề mặt nhưng không thành. 40 trong số đó đã được thiết lập để quay trở lại Trái đất. SpaceX đảm bảo với công chúng rằng vệ tinh của công ty được thiết kế để bị đốt cháy, biến mất khi quay trở lại nên sẽ không có mảnh vỡ quỹ đạo nào và không có bộ phận vệ tinh nào rơi xuống Trái Đất.

Kể từ khi các vệ tinh Starlink đầu tiên được phóng vào năm 2019, SpaceX đã đưa 2.000 vệ tinh cùng loại lên quỹ đạo Trái đất và đang có kế hoạch đặt 42.000 vệ tinh vào một siêu sao quay quanh hành tinh chúng ta.

Chương trình Starlink sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ Internet tốc độ cao từ mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của chương trình này đã vấp phải sự chỉ trích liên tục từ các nhà thiên văn học bởi vệ tinh của nó thường để lại các vệt sáng trên bầu trời đêm, ảnh hưởng tiêu cực đến việc quan sát thiên văn.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy có tới 9.300 tấn vật thể không gian hiện đang quay quanh Trái đất, bao gồm các vệ tinh không hoạt động và các phần tên lửa đã qua sử dụng, làm tăng độ sáng tổng thể của bầu trời đêm lên tới hơn 10%, khiến phần lớn Trái đất rơi vào tình trạng ô nhiễm ánh sáng. Tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu Josef Aschbacher cho biết Musk đang “đưa ra các quy tắc” trong không gian và đồng thời ông cũng kêu gọi Liên minh Châu Âu cùng các quốc gia khác phối hợp để đảm bảo rằng vệ tinh của SpaceX không ngăn các vệ tinh khác được phóng lên.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img