Thursday, January 16, 2025

Tri ân tuyến đầu chống dịch Covid-19: TP.HCM không thể quên những đêm trắng



Trong những ngày tháng chống dịch Covid-19, ngành y tế TP.HCM chưa bao giờ trải qua giai đoạn thử thách khốc liệt như vậy, nhưng đã viết nên một trang vàng…

Trong những ngày tháng chống dịch Covid-19, ngành y tế TP.HCM chưa bao giờ trải qua giai đoạn thử thách khốc liệt như vậy, nhưng đã viết nên một trang vàng…

Chiều 19.2, Công đoàn ngành y tế TP.HCM và Tập đoàn Hoa Sen đồng hành tổ chức lễ tri ân lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19 nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2 đặc biệt của những người lính quân y bệnh xá 20A”>Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Lễ tri ân lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19 nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Thành phần tham dự gồm lực lượng y tế tuyến đầu, lực lượng vũ trang, tình nguyện viên và lãnh đạo UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM, các ban ngành đoàn thể liên quan.

Giai đoạn thử thách khốc liệt

Phát biểu tại lễ tri ân, ông Trần Đăng Công Nghĩa, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế TP.HCM, đã ôn lại những chặn đường chống dịch Covid-19.

Tri ân tuyến đầu chống dịch Covid-19: TP.HCM không thể quên những đêm trắng

Tặng quà cho các đơn vị tiêu biểu trong phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Từ tháng 12.2019 đến nay, TP.HCM trải qua 4 đợt dịch Covid-19 căng thẳng, trong đó đợt dịch lần 4 bùng phát từ ngày 27.4.2021 là giai đoạn khó khăn và thử thách lớn nhất đối với ngành y tế.

Theo ông Nghĩa, thời điểm dịch bệnh bùng phát, tại các bệnh viện điều trị Covid-19, nhiều nhân viên y tế đã thức trắng đêm theo dõi từng hơi thở bệnh nhân, thay thế người thân để chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho người bệnh. Tại cộng đồng, các đội lấy mẫu, các đội tiêm ngừa không quản ngày đêm, mưa nắng để hoàn thành nhiệm vụ. Tại các cửa ngõ thành phố, các chốt trực, nhân viên y tế luôn sát cánh với lực lượng liên ngành tích cực phòng chống dịch bệnh.

“Trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình, đã nổi bật lên những tấm gương cao cả. Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, có bác sĩ chỉ còn ít ngày nữa nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia chống dịch để rồi mãi mãi ra đi trong tiếc thương và tự hào của đồng nghiệp. Có nữ bác sĩ đang nuôi con nhỏ, vẫn ra tuyến đầu chống dịch, vừa điều trị bệnh nhân, vừa vắt sữa của mình để nuôi bệnh nhi mắc Covid-19. Có những cán bộ y tế đã nghỉ hưu nhưng với tinh thần lương y như từ mẫu đã xung phong ra tuyến đầu cùng thế hệ đàn em chống dịch. Hình ảnh nhân viên y tế, tình nguyện viên ôm bình ô xy chạy trên các tuyến đường, ngõ hẻm, chạy bộ lên các tầng lầu nhà dân để cứu bệnh nhân… Và tính đến hết năm 2021, có 7.256 nhân viên y tế là F0”, ông Nghĩa nhớ lại,

Nhưng, trong giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch, ngành y tế TP.HCM đã không đơn độc mà luôn có sự chi viện của các tỉnh bạn, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, tình nguyện viên các tôn giáo, y tế tư nhân, sinh viên y khoa…

Theo ông Nghĩa, lịch sử ngành y tế TP.HCM chưa bao giờ trải qua giai đoạn thử thách khốc liệt như vậy, nhưng đã viết nên một trang vàng cho ngành y tế thành phố.

Muốn quên mà không quên được

Chia sẻ tại lễ tri ân, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết chị cảm thấy đợt dịch lần thứ 4 tại TP.HCM giống như một cơn “đại hồng thủy” tràn qua thành phố, cướp đi nhiều sinh mạng người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội. Giống như nhiều bệnh viện khác, Bệnh viện Hùng Vương tham gia rất nhiều hoạt động phòng chống dịch để giành lấy màu xanh cho thành phố như ngày hôm nay.

Tri ân tuyến đầu chống dịch Covid-19: TP.HCM không thể quên những đêm trắng

Các y bác sĩ tâm sự về khoảng thời gian chiến đấu với đại dịch Covid-19 tại lễ tri ân

Theo bác sĩ Tuyết, ở giai đoạn đầu, chưa ai hiểu hết được vi rút SARS-CoV-2 nhưng nhân viên y tế đã vượt qua nỗi lo sợ để dấn thân cùng ngành y tế tham gia nhiều mặt trận. Ngoài ra, nhân viên y tế còn làm việc trong môi trường thiếu nhiều thứ. Đầu tiên là thiếu nhân sự, vào tháng 6, 7, 8, 9 nhân viên y tế Bệnh viện Hùng Vương thiếu rất nhiều vì phải chia người tham gia vào xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng cộng đồng, tham gia hỗ trợ nhân sự cho các bệnh viện dã chiến. Mặt khác còn khám, chữa bệnh, chăm sóc thai phụ nhiễm Covid-19 gia tăng. Song song đó thì nhân viên y tế còn nhiễm bệnh. Thời điểm đó muôn vàn khó khăn, nhân viên y tế năng suất tăng gấp 2 – 3 lần bình thường.

Tiếp đến là thiếu thốn về cơ sở vật chất. Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện sản phụ khoa, trước đây, nếu bệnh nhân viêm phổi do vi rút thì sẽ được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa, nhưng khi vào đỉnh dịch thì không thể chuyển bệnh đi được và quyết định điều trị để cứu người bệnh, không để người bệnh chết. Nhưng cơ sở vật chất dành cho cấp cứu viêm phổi hầu như không có và sau đó được hỗ trợ máy thở, máy siêu âm, X-quang di động.

Ngoài ra, bệnh viện còn thiếu thốn kỹ năng điều trị Covid-19. Nên cứ giờ nghỉ trưa các bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh phải học online để có thêm kiến thức, kỹ năng hồi sức, điều trị Covid-19

“Có những thứ điều quên lắm mà quên không được. Tôi muốn quên đi sự khốc liệt của Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến hoạt động của TP.HCM. Những ngày giãn cách, không ai ra đường, ngoài đường không một bóng người, thành phố giăng dây khắp nơi và thấy trân quý hoạt động náo nhiệt của thành phố trước đây. Tôi muốn quên đi những giây phút mà người bệnh diễn biến nhanh quá và chết trong tay của nhân viên y tế mà không thể nào làm được gì hơn”, bác sĩ sĩ Tuyết chia sẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Tuyết cho biết mình nhớ nhất là dấn thân của ngành y tế, của tình nguyện viên và sự hỗ trợ của cả nước cho TP.HCM, cùng đoàn kết mang lại màu xanh cho TP.HCM như ngày nay.

Chiều 19.2, tại lễ tri ân lực lượng y tế TP.HCM trên tuyến đầu chống dịch Covid-19, tập đoàn Hoa Sen đã trao tặng cho 10 đơn vị tiêu biểu gồm các bệnh viện dã chiến trên địa bàn TP.HCM, mỗi đơn vị 100 triệu đồng; Trao tặng 30 đơn vị tiêu biểu khác, mỗi đơn vị 50 triệu đồng; Trao tặng 2 phần quà cho thân nhân của nhân viên y tế đã ra đi khi chống dịch, mỗi phần quà 50 triệu đồng. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen, bày tỏ sự ngưỡng mộ trước đội ngũ nhân viên y tế đã dấn thân mình vào tâm dịch, vào nơi sinh – tử rất mỏng manh, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, cũng như hy sinh công việc cá nhân, gia đình. Sự hy sinh, dấn thân, cống hiến của đội ngũ y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch là không thể nói thành lời, không có gì đo được.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img