Tình hình các hãng hàng không, đại lý vé máy bay chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng trong thời hạn cam kết khi tiến hành hủy vé do dịch Covid-19 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các khiếu nại của người tiêu dùng cả năm qua.
Tình hình các hãng hàng không, đại lý vé máy bay chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng trong thời hạn cam kết khi tiến hành hủy vé do dịch Covid-19 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các khiếu nại của người tiêu dùng cả năm qua.
Thống kê các tỷ lệ lĩnh vực khiếu nại của người tiêu dùng |
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), tính cả năm 2021, Cục đã ghi nhận hơn 13.000 cuộc gọi với người tiêu dùng trên đa dạng các lĩnh vực, tăng 17,6% so với năm 2020. Trong đó, Cục đã tiếp nhận, tư vấn và hỗ trợ giải quyết cho gần 2.600 trường hợp thông qua gọi điện và gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng.
Trong số các vấn đề phản ánh, khiếu nại hoặc yêu cầu sự giúp đỡ tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, chiếm tỷ lệ cao nhất là lĩnh vực hàng không và phương tiện vận tải, dịch vụ vận chuyển, cụ thể là các hãng hàng không, đại lý bán vé chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng trong thời hạn đã cam kết khi tiến hành hủy vé máy bay do ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội hoặc hạn chế đi lại do dịch Covid-19; trách nhiệm bảo hành của doanh nghiệp khi xe ô tô, phương tiện đi lại không đảm bảo chất lượng như đã cam kết. Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, một số tổ chức cho vay tiêu dùng hoặc tổ chức đòi nợ thường xuyên gọi điện vào các số điện thoại tham chiếu do người tiêu dùng cung cấp khi ký kết hợp đồng vay tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, cuộc sống của chủ thuê bao số điện thoại. Lĩnh vực thương mại điện tử, mua hàng trên mạng cũng ghi nhận nhiều trường hợp khiếu nại, khiếu kiện khi xu hướng thương mại điện tử cũng đã trở nên thông dụng, gia tăng nhiều hơn hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp người tiêu dùng đã bị lừa đảo, mất tiền mua hàng, khi làm theo yêu cầu của một số đối tượng quảng cáo các chương trình trúng thưởng, may mắn, hay mời chào mua hàng qua điện thoại, tin nhắn. Trong lĩnh vực viễn thông, trong thời gian qua Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng có các phản ánh và khiếu nại về việc một số doanh nghiệp viễn thông không tạo điều kiện để người tiêu dùng được chuyển mạng giữ số. Người tiêu dùng cũng khiếu nại việc các doanh nghiệp tự động cài đặt các gói cước mà không có sự đồng ý của chủ thuê bao (cước để lại tin nhắn thoại, cước data…). Nhiều người tiêu dùng đã phải mất tiền oan vì không biết hoặc không để ý để hủy các chế độ tự động cài đặt cước của nhà cung cấp dịch vụ…
Hai thành phố lớn nhất nước là TP.HCM và Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng, chiếm tổng cộng trên 50% toàn quốc. Cụ thể, TP.HCM chiếm 34,76%; Hà Nội chiếm 22,45%, một số địa phương khác có số lượng yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng khá nhiều là Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp…
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.