>>> Giấc mộng vỡ tan của ông chủ Vinaxuki

Dự án Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng, với tổng mức đầu tư 6.900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn cầu thuộc Tập đoàn Đầu tư Tài chính (TF Group). Được biết, giai đoạn I vốn đầu tư 1.993 tỷ đồng, bao gồm các gói san lấp và hạ tầng nhà xưởng. Sau khi hoàn thiện hai giai đoạn và đưa vào sản xuất, Công ty phấn đấu đạt mục tiêu 17 sản phẩm chiến lược, doanh thu ước đạt 12.000 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 11.000 lao động địa phương với mức lương khởi điểm gần 6,1 triệu đồng/người/tháng, được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng đầy đủ các quyền lợi khác của người lao động theo quy định của pháp luật; đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỷ/năm.

Dự án nhà máy lắp ráp ô tô, máy xây dựng trên khu đất cũ của Vinaxuki có gì?

Ông Đào Duy Đáp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn cầu, đại diện khu vực miền Trung cho biết, doanh nghiệp quyết định chọn Thanh Hoá làm điểm đầu tư trọng điểm tại miền Trung giai đoạn 2022 – 2026. Để triển khai thực hiện dự án, Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu đã chủ động kết nối với các đối tác, tiếp cận và lựa chọn công nghệ, dây chuyền máy móc tiên tiến, hiện đại. Theo thiết kế, công suất sản xuất, lắp ráp dự kiến đạt 6.000 xe/năm cho năm đầu tiên, khi đạt công suất 100% sản lượng dự kiến đạt 30.000 xe/năm. Công ty đặt mục tiêu sản xuất đa dạng gồm: lắp ráp ô tô điện, sản xuất pin, lắp ráp các loại máy thi công. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á.

Được biết mục tiêu tiếp theo là mở rộng dự án ngoài 45,6ha để thực hiện các nhóm sản xuất thuốc đông dược, gia công tân dược đạt chuẩn; các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn thông minh có dinh dưỡng cao.

Trước đó tại Khu đất rộng hơn 45,6 ha được Vinaxuki Thanh Hoá thuê của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2010 để thực hiện dự án cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy xây dựng. Ở thời điểm đó dự án này có quy mô dự kiến hơn 92 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.360 tỷ đồng, với mục tiêu sản xuất những chiếc ôtô “made in Việt Nam” mang nhãn hiệu Vinaxuki. Dự án này đặt mục tiêu sản xuất mỗi năm 15.000 xe tải, 400 xe buýt và 75.000 tấn phụ tùng ôtô các loại. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai (năm 2012), nhà máy bắt đầu ngưng trệ, đắp chiếu và bỏ hoang từ đó đến nay.

>>> Thanh Hóa: Khánh thành tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2Dự án nhà máy lắp ráp ô tô, máy xây dựng trên khu đất cũ của Vinaxuki có gì?

UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thu hồi đất của Công ty TNHH Một thành viên Ô tô Vinaxuki Thanh Hóa tại các xã Đại Lộc, Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc và cho Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu thuê đất để tiếp tục sử dụng vào mục đích thực hiện dự án Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng trên diện tích 45,63ha, nằm trên địa bàn hai xã Đại Lộc và Triệu Lộc.

Ông Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao việc Công ty Cổ phần giải trí nghe nhìn Toàn cầu đã khắc phục khó khăn để triển khai khởi công một công trình lớn về quy mô, có khả năng giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, đồng thời tạo thêm ngành sản xuất mới cho công nghiệp cũng như đóng góp vào ngân sách địa phương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Có thể thấy, việc Doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào Dự án cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng kỳ vọng sẽ “hồi sinh” lại dự án đang còn dang dở, để không lãng phí nguồn tài nguyên và các lợi thế được hưởng chính sách đặc thù của Chính Phủ dành cho Thanh Hóa.