Sunday, May 19, 2024

Giải bài toán rác thải sinh hoạt ở Hà Nội



Vấn đề rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng đang là bài toán khó với nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn, mật độ dân cư đông.

Những năm qua, công tác thu gom, xử lý rác thải của TP Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Thủ đô. Không ít lần, ít nơi, hệ lụy của rác gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến cuộc sống, sức khỏe người dân. Tìm hướng đi cho rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của thành phố.

Bài 1: Những nỗi lo từ rác

Thời gian gần đây, một số khu xử lý rác thải của TP Hà Nội quá tải, thường gặp sự cố khiến lượng rác ùn ứ, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân…

Từ hệ lụy quá tải rác thải…

Theo thống kê, hiện nay, trung bình mỗi ngày TP Hà Nội phát sinh hơn 6.000 tấn rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, còn một lượng lớn rác thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Theo các chuyên gia, với đà hiện nay, mỗi năm, số rác thải của TP Hà Nội tăng thêm khoảng 5%. Dự tính đến năm 2030, mỗi ngày, Hà Nội sẽ phải xử lý số rác thải gấp gần 1,5 lần con số hiện tại.

Thực tế trên đang tồn tại mâu thuẫn đáng lo ngại, đó là lượng rác thải của TP Hà Nội ngày càng tăng, trong khi công nghệ, hạ tầng, quy mô xử lý rác thì dường như vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoài các khu xử lý rác nhỏ lẻ thì Hà Nội hiện chỉ có 3 khu vực xử lý rác chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Sơn Tây) và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn (Nam Từ Liêm). Trong đó, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn có công suất lớn nhất, với gần 4.000 tấn rác mỗi ngày.

Giải bài toán rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Khu vực chôn lấp, xử lý rác thải ở Nam Sơn luôn trong tình trạng quá tải. 

Phương thức xử lý rác thải ở các khu xử lý trên hiện chủ yếu vẫn là chôn lấp, lạc hậu, chưa ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý, như: Công nghệ đốt rác, công nghệ chuyển đổi rác thành năng lượng… Chính vì thế mà qua thời gian, diện tích dùng để chôn lấp bị thu hẹp, hạ tầng quá tải dẫn đến phát sinh các sự cố. Những lần như vậy, việc thu gom, xử lý rác bị gián đoạn, gây tồn đọng rác ngoài môi trường nhiều ngày. Gần nhất là cuối năm 2021, đã có hai lần rác thải ở Hà Nội bị ùn ứ do quá tải và sự cố tại các bãi chôn lấp.

Đầu tháng 10-2021, bãi rác Xuân Sơn (nơi tiếp nhận và xử lý rác thải cho một số quận, huyện phía tây ngoại thành Hà Nội) đã phải dừng tiếp nhận. Nguyên nhân được xác định là do hạ tầng xuống cấp, quá tải dẫn đến chập, cháy máy móc. Nhiều ngày sau đó sự cố này mới được khắc phục, khiến lượng rác thải trên địa bàn bị ứ đọng, phải phân luồng sang Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.

Không lâu sau đó, đến khu xử lý rác thải lớn nhất Hà Nội cũng gặp sự cố, buộc phải dừng tiếp nhận rác. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về nguyên nhân, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Chi nhánh Nam Sơn, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết: “Thời điểm bấy giờ, mưa kéo dài, lượng nước tồn đọng lớn, hạ tầng tại khu chôn lấp rác không đủ sức chứa nên nước thải bắt đầu tràn và rò rỉ ra bên ngoài. Điều này dẫn đến nguy cơ vỡ bờ bao các hồ lưu chứa, dễ gây ra sự cố môi trường. Trước tình huống đó, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn có báo cáo khẩn và xin tạm dừng tiếp nhận rác để tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra”.

Nhìn lại những lần phát sinh sự cố về rác thải có thể nhận thấy, dù các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã có nhiều biện pháp “nóng” để tháo gỡ, như: Phân luồng rác thải về các khu xử lý khác; có các biện pháp thu gom nhỏ lẻ và xử lý tạm thời như rắc vôi bột, quây khu, ép, bọc kín rác trong khi chờ xe đến vận chuyển… Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi lần như vậy lượng rác thải tồn đọng rất lớn. Điều đó cho thấy, vấn đề xử lý rác thải khi sự cố xảy ra chưa bài bản, còn bị động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

… đến nỗi ám ảnh của người dân

Nỗi lo từ rác thải luôn ám ảnh chính quyền và người dân Thủ đô thời gian gần đây. Mỗi lần xảy ra sự cố ở các khu xử lý rác, nhiều khu vực trong khu dân cư, thậm chí là ngay lòng đường phố trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ. Đầu tháng 11-2021, trên một số tuyến phố, rác thải sinh hoạt thu gom chậm được chuyển đi gây mùi xú uế, ruồi, nhặng… tác động trực tiếp đến môi trường.

Sinh sống tại ngõ 260, phố Đội Cấn (Ba Đình), chị Lê Thị Hà chia sẻ, mỗi lần rác thải ùn ứ đều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân trong ngõ. Hằng ngày đi lại qua điểm tập kết rác, người dân đều phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên. Các xe chứa rác để ngay đầu ngõ chật hẹp gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, đặc biệt là vào thời điểm xe đến tiếp nhận rác. Với những gia đình có trẻ nhỏ, người già còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do đó, người dân trên địa bàn rất lo lắng mỗi khi thấy rác thải tập kết tại đây, chưa được chuyển đi kịp thời.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho rằng: “Trên thực tế, nhiều địa phương sẽ bị động khi không lên trước các kịch bản, phương án cho tình huống xấu nhất là các khu xử lý rác thải ngừng tiếp nhận do gặp sự cố. Việc xử lý ban đầu cũng chỉ dừng ở thu gom, đưa rác về vị trí tập kết ngay trên địa bàn. Do đó, khi rác ùn ứ sẽ ảnh hưởng đến môi trường đô thị, cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân”.

Rác thải tồn đọng không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống do phát sinh các loại khí độc hại. “Sống chung” với rác thải sinh hoạt đô thị dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp, có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người…

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Nữ luật sư
Danh tiếng gia tộc 2
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img