Từ bắt nạt cho đến các hành vi vu khống, lăng mạ trên không gian mạng, ‘độc tính trực tuyến’ là một thực tế cuộc sống của tất cả mọi người, trong đó phụ nữ, thanh thiếu niên… là những đối tượng dễ bị nhắm tới nhất.
Từ bắt nạt cho đến các hành vi vu khống, lăng mạ trên không gian mạng, ‘độc tính trực tuyến’ là một thực tế cuộc sống của tất cả mọi người, trong đó phụ nữ, thanh thiếu niên… là những đối tượng dễ bị nhắm tới nhất.
Theo các nghiên cứu của Tổ chức phi lợi nhuận Pew Charity Trusts, vào năm 2014, 15% người Mỹ cho biết họ đã phải đối mặt với hành vi lạm dụng trực tuyến như theo dõi, đe dọa thể xác, quấy rối liên tục hoặc quấy rối tình dục ở mức độ nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Sang năm 2021, con số này tăng lên 25%.
Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhà báo, giáo viên, cảnh sát và nhân viên chính phủ đều có báo cáo về sự gia tăng quấy rối trực tuyến trong những năm gần đây. Đặc biệt, khi đại dịch và sự phân cực chính trị ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã khiến nhiều người có xu hướng “giải phóng” sự tức giận và sợ hãi trên mạng.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của hơn 700 nhà báo tại hơn 100 quốc gia, do UNESCO và Trung tâm Nhà báo Quốc tế thực hiện, gần 75% nhà báo nữ cho biết đã nhận được các lời đe dọa hoặc các hình thức quấy rối trực tuyến khác, 20% trong số đó cho biết hành vi quấy rối đã diễn ra ngoài không gian mạng, thậm chí có cả hành hung.
Sự bùng nổ của internet cũng đồng thời “đa dạng hóa” các hình thức nhắm mục tiêu, từ email, cho đến các bài đăng, tin nhắn hay livestream trên mạng xã hội. Kết hợp với sự phổ biến của smartphone, internet phủ rộng và giá cả ngày càng dễ tiếp cận, quấy rối trên không gian mạng giờ đây là một vấn nạn. Đáng chú ý, hầu hết “hung thủ” dường như không nhận thức, hoặc cố tình phớt lờ những hậu quả nghiêm trọng “thật” do hành vi quấy rối gây ra.
Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng nguy cơ, nhạy cảm của quấy rối trực tuyến |
Các nhóm đối tượng nguy cơ
Hầu hết các cuộc thăm dò cho thấy ai cũng có nguy cơ bị quấy rối trực tuyến. Một số nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng phụ nữ và người da màu có nhiều khả năng bị nhắm mục tiêu hơn. Điều này cũng đúng với những người khuyết tật, những người thuộc tôn giáo thiểu số và các thành viên của cộng đồng LGBTQ.
Theo Pew Charity Trusts, vấn nạn quấy rối trực tuyến ở nữ giới nghiêm trọng hơn nam giới. Sự khác biệt lớn đến mức nhiều nam giới có thể không hiểu mức độ nghiêm trọng của ngôn ngữ hạ thấp, xúc phạm tình dục và sự chú ý không mong muốn mà phụ nữ thường xuyên phải đối mặt trên mạng.
Và nếu xét theo độ tuổi, thanh thiếu niên là nhóm đối tượng có nguy cơ tổn thương cao. Theo tài liệu nội bộ của Facebook do cựu nhân viên Frances Haugen rò rỉ cho thấy các giám đốc điều hành nhận thức được khả năng sản phẩm của họ bị lợi dụng để quấy rối mọi người, trong đó nghiên cứu nội bộ đã trích dẫn 13,5% cô gái tuổi thiếu niên nói rằng Instagram làm trầm trọng thêm ý nghĩ tự tử, 17% nói rằng nó làm trầm trọng thêm chứng rối loạn ăn uống.
Đẩy lùi “quấy rối trực tuyến” cần phối hợp giữa công nghệ và luật pháp
AP dẫn lời bà Natalie Bazarova, giáo sư tại Đại học Cornell (Mỹ): “Quấy rối trực tuyến là một vấn đề đối với tất cả mọi người, nhưng tôi nghĩ nó đặc biệt có vấn đề đối với trẻ em”. Bà cho rằng cần phải có một cách tiếp cận đa diện để giải quyết vấn đề: luật pháp yêu cầu các biện pháp bảo vệ tối thiểu từ các công ty công nghệ, cải tiến kỹ thuật và các nỗ lực giáo dục sâu rộng như mô phỏng dạy thanh thiếu niên phát hiện bắt nạt trên mạng và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách an toàn.
Các giải pháp kỹ thuật bao gồm hệ thống tự động gắn cờ bài đăng có dấu hiệu quấy rối ngôn ngữ – viết hoa toàn bộ, cụm từ lặp lại, một số từ khóa nhất định – hoặc tạo ra khoảng thời gian ngắn trước khi người dùng có thể trả lời bài đăng để có thêm thời gian giữ bình tĩnh.
Thời gian gần đây, các “ông lớn” trong lĩnh vực mạng xã hội như Meta (Facebook, Instagram), Alphabet (YouTube) hay ByteDance (TikTok) thường xuyên thay đổi chính sách và cho biết họ đang ngày càng hoàn thiện hơn trong việc xác định, ngăn chặn hành vi quấy rối và đều đạt được những thành quả nhất định.
Bên cạnh đó, sự phối hợp của các lực lượng thực thi pháp luật trong việc chủ động phát hiện và xử phạt các hành vi quấy rối cũng sẽ là một yếu tố quan trọng để đẩy lùi “độc tính trực tuyến”.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.