Tuesday, November 26, 2024

Người mắc COVID-19 có thể đối mặt với các biến chứng tim mạch lâu dài



Người mắc COVID-19 bất kể lứa tuổi, giới tính đều có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao hơn 60% so với người chưa mắc COVID-19.

Người mắc COVID-19 có thể đối mặt với các biến chứng tim mạch lâu dài

 

Một nghiên cứu được công bố tháng này trên tạp chí Nature Medicine gần đây đã phát hiện ra rằng những người bị COVID-19 có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn gấp nhiều lần trong ít nhất một năm sau khi hồi phục. Đặc biệt, nghiên cứu này còn chứng minh rằng, nguy cơ đối với các vấn đề tim mạch trên được tìm thấy ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và các yếu tố nguy cơ tim như hút thuốc, huyết áp cao và béo phì

Đây là một nghiên cứu với quy mô vô cùng lớn, dựa trên dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chăm sóc sức khỏe quốc gia của Bộ Cựu chiến binh Mỹ để theo dõi số lượng tình nguyện viên lên đến hơn 153.000 cựu chiến binh có tiền sử nhiễm Covid-19 trong vòng một năm sau khi họ bình phục. 

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, so với những người chưa từng bị nhiễm, những người nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng bị các chứng bao gồm bệnh viêm cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, đau tim, đột quỵ và đông máu sau này. Những người bị nhiễm COVID-19 trước đó có nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch cao hơn 60% và nguy cơ mắc chứng viêm tắc phổi có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người mắc COVID-19 có thể đối mặt với các biến chứng tim mạch lâu dài

(Ảnh: Getty Images)

Tiến sĩ Ziyad Al-Aly, trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển của VA St. Louis Health Care System và cũng là trưởng nhóm của nghiên cứu này cho biết: khi mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên, nguy cơ biến chứng tim mạch về lâu dài cũng tăng theo. Những người đã được điều trị trong ICU là những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất sau khi hồi phục, cụ thể là gấp 21 lần so với những người không nhiễm COVID-19.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao COVID-19, một loại virus đường hô hấp, có thể gây ra những ảnh hưởng quan trọng đến hệ tim mạch như vậy. Theo Al-Aly, một giả thuyết liên quan đến cách thụ thể mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào cũng thường được tìm thấy trong các tế bào ở tim. Do đó, protein tăng đột biến COVID-19 có thể chính là nguyên nhân khiến trái tim của chúng ta bị tổn hại sau này.

Mặt khác, các nhà khoa học cũng cho biết, mặc dù nghiên cứu có quy mô mẫu lớn, tuy nhiên hầu hết các tình nguyện viên nghiên cứu là đàn ông da trắng. Ngoài ra, do thời gian ghi danh của nghiên cứu kết thúc vào ngày 15 tháng 1 năm 2021, trước khi tiêm chủng COVID-19 được phổ biến rộng rãi, nên hầu như không ai trong số những người tham gia được tiêm phòng trước khi nhiễm bệnh. Chính vì vậy, kết quả này sẽ có sai lệch khi đối chiếu với những người COVID-19 khi đã được tiêm chủng đầy đủ. 

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img