Sunday, September 1, 2024

‘Siêu’ cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam và những điều không ngờ đến



‘Siêu’ cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé ‘khủng’ nhất Việt Nam, vốn đầu tư 3.309 tỉ đồng, đã về đích sớm không ngờ qua 24 tháng thi công xuyên dịch Covid-19.

‘Siêu’ cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé ‘khủng’ nhất Việt Nam, vốn đầu tư 3.309 tỉ đồng, đã về đích sớm không ngờ qua 24 tháng thi công xuyên dịch Covid-19.

Tại H.Châu Thành (Kiên Giang), mới đây, Bộ NN-PTNT đã khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1, công trình cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam về quy mô, khẩu độ thông nước xây dựng trên địa bàn 2 huyện: An Biên và Châu Thành, Kiên Giang.

Trong dự án, hợp phần chính là cống Cái Lớn có khẩu độ 40 m, có 11 cửa van, như một pháo đài sừng sững bắc ngang sông Cái Lớn dài hơn 400 m.

“Siêu” cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé với vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 3.309 tỉ đồng đã khánh thành sau 24 tháng thi công xuyên dịch Covid-19

Ngoài cống Cái Lớn, dự án còn có cống Cái Bé, cống Xẻo Rô; đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với QL61. Công trình do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi 10 (Ban 10, Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 10.2019 với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 3.309 tỉ đồng. Đây cũng là cống thủy lợi lớn nhất do người Việt Nam thiết kế, thi công và quản lý.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé ngày đầu khởi công

Một điều đặc biệt là công trình có quy mô khủng này đã được thi công “thần tốc”, chỉ mất 24 tháng, trong đó có tới 8 tháng bị dịch Covid-19 bao vây.

Theo ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban 10, chính dịch Covid-19 đã vô tình giúp công trình này “biến nguy thành cơ”. “8 tháng bị dịch Covid-19 phức tạp, công nhân phải hạn chế đi lại, nên gần như tất cả đều tập trung toàn bộ cho việc thi công, tiến độ công trình nhờ đó được rút ngắn đáng kể”, ông Linh nói.

Công trình cống Cái Lớn trong giai đoạn đầu thi công năm 2019

Dịch Covid-19 cùng với áp lực tiến độ khiến các nhà thầu phải thi công cả ban đêm để hoàn thành sớm công trình

Trong khi đó, ông Phan Văn Quân, Chỉ huy trưởng tại công trình của nhà thầu Trung Nam E&C cho biết, với quy mô của công trình Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé cũng như các điều kiện về công tác giải phóng mặt bằng thì dự kiến sẽ phải mất ít nhất 36 – 40 tháng mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, biết đây là công trình thủy lợi trọng điểm cấp quốc gia và có tính cấp bách nên ngay lễ khởi công, các nhà thầu đã phải cam kết thi công vượt tiến độ.

“Một áp lực rất lớn khi phải thi công trong điều kiện sông nước, dịch Covid-19 phức tạp. Riêng Trung Nam E&C lúc cao điểm nhất phải huy động hơn 30.000 m dài cọc ván thép và hơn 1.000 tấn khung chống thép hình, hơn 300 kỹ sư công nhân, làm liên tục 3 ca. Rất mừng là bằng sự nỗ lực hết sức, công trình đã xong trong 24 tháng”, ông Quân nói.

Trong 24 tháng thi công có tới 8 tháng công trình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Việc bị hạn chế đi lại đã giúp cho người lao động tại công trường tập trung vào thi công xuyên suốt hơn

Đặc biệt, nhờ vượt tiến độ nên hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đã ít bị ảnh hưởng bởi “bão giá” vật liệu xây dựng từ đầu năm 2021 đến nay. “Đến giờ nhìn lại chúng tôi cũng không ngờ có thể hoàn thành công trình trong 2 năm. Nếu như năm 2020 không kịp đẩy nhanh tiến độ và chỉ cần chậm mấy tháng thôi thì giờ này, công trình có lẽ vẫn còn nằm dưới nước, không thể nào vượt qua được phần trượt giá”, ông Linh cho hay.

Bộ NN-PTNT cho biết, vùng chịu tác động của “siêu” cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé rộng tới 384.120 ha, trong đó có tới 346.241 ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản của người dân thuộc 5 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.

Đường đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với QL61 (Kiên Giang) được thi công xuyên qua vườn dừa của người dân

Vùng tác động của dự án rộng hơn 384.000 ha, trong đó có tới 346.241 ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản của người dân thuộc 5 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng

Trước đó, công trình từng vấp phải nhiều ý kiến phản biện trái chiều, những lo ngại tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Sau đó, qua đánh giá giữa mặt lợi và mặt hại và tiếp nhận các ý kiến đóng góp, công trình đã được Bộ NN-PTMT phê duyệt và khởi công xây dựng.

Trước đó công trình từng nhận nhiều ý kiến phản biện, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 400 hộ dân phải nhường đất cho dự án mà còn tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp vùng bán đảo Cà Mau

Theo quy trình vận hành tạm thời hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé của Bộ NN-PTNT ban hành, công trình này được vận hành thử nghiệm trong 2 năm, sau đó sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy trình vận hành chính thức.

GS.TS Trần Đình Hòa, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nhận định, hệ thống cống Cái Lớn – Cái Bé là công trình mang tính chất là đầu mối ổn định nguồn nước; chủ động kiểm soát nguồn nước trong bối cảnh thay đổi thời tiết, các nước thượng nguồn sông Mê Kông tăng sử dụng nước, đập thủy điện, sức ép phát triển kinh tế xã hội….

“Chẳng hạn năm nay mặn quá thì công trình này sẽ làm thế nào điều hòa giảm mặn từ biển. Hay khi nguồn nước ngọt thiếu, công trình này cũng sẽ tác động làm thế nào cung cấp, bổ cập thêm nguồn nước ngọt để hỗ trợ các mô hình sản xuất chủ động hơn cho cả 3 hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ và ngọt”, ông Hòa nói.

Sau khi đánh giá giữa mặt lợi và mặt hại và tiếp nhận các ý kiến đóng góp, công trình đã được Bộ NN-PTMT phê duyệt và khởi công xây dựng khẩn trương

Công trình được đẩy nhanh tiến độ

Tuy nhiên, GS Hòa cũng lưu ý, sẽ có những tác động nhất định bởi công trình này mang tính tổng thể để kiểm soát nguồn nước chung, còn để phát huy dự án này cần phải có những công trình bên trong vùng dự án để phục vụ cho từng vùng sản xuất.

Công trình này vẫn rất cần một quy trình vận hành linh hoạt để điều hòa nguồn nước

“Dựa trên giải pháp tổng thể từ dự án địa phương cần phải chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với hệ thống này. Quá trình vận hành cũng sẽ ít nhiều phát sinh những mâu thuẫn khi khu vực này cần nước ngọt, nơi kia lại cần nước mặn… Để giải quyết những vấn đề này, giai đoạn sắp tới phải có một quy trình vận hành thực sự linh hoạt”, ông Hòa nói thêm.

Công trình bắt đầu được triển khai thi công vào tháng 11.2019

Chuẩn bị thi công phần trụ cống Cái Lớn

Các trụ cống dần hình thành

Dù dịch Covid-19 căng thẳng, các nhà thầu vẫn phải huy động nhân lực vật lực cho công trình để hoàn thành sớm tiến độ

Những cánh cửa van khổng lồ đầu tiên được di chuyển

Thi công trên dầm chính của cống Cái Lớn

Thi công trên dầm chính của cống Cái Lớn

Công nhân thi công trên dầm chính của cống Cái Lớn

Một cửa van dài 40 m x 9 m, nặng 203 tấn

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Bàn tay nhân ái 2 - SCTV9
Bằng chứng thép VI - SCTV9
Đấu Trí SCTV9
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi