Saturday, November 2, 2024

Cầu Thuận Phước: Tại sao công trình nổi tiếng lại mang danh ‘cây cầu chết chóc’?



Gần đây, liên tiếp có nhiều vụ nhảy cầu Thuận Phước tự tử khiến người dân tiếc nuối cho một cây cầu độc đáo vốn là biểu tượng du lịch của TP.Đà Nẵng lại mang danh ‘cây cầu chết chóc’. 

Gần đây, liên tiếp có nhiều vụ nhảy cầu Thuận Phước tự tử khiến người dân tiếc nuối cho một cây cầu độc đáo vốn là biểu tượng du lịch của TP.Đà Nẵng lại mang danh ‘cây cầu chết chóc’. 

Cây cầu đẹp, độc đáo

Được biết đến là một trong những cầu dây văng dài nhất Việt Nam, cầu Thuận Phước (TP.Đà Nẵng) là biểu tượng khiến du khách thập phương ngưỡng mộ. Nhìn từ trung tâm TP.Đà Nẵng, cầu Thuận Phước như một dải lụa vắt ngang qua cửa sông Hàn, nơi giao thoa giữa sông và vịnh Đà Nẵng.

Cầu Thuận Phước với thiết kế theo mô hình cầu treo dây võng có chiều dài 1.856m, rộng 18m (có 4 làn xe và 2 lối đi bộ). Điều tạo nên sự độc đáo khiến cầu giữ kỷ lục cầu có khẩu độ nhịp dây võng lớn nhất Việt Nam là cầu có thiết kế 3 nhịp dây võng thép dài 655m và khẩu độ nhịp dây võng dài 405m nối 2 tháp cao 92m tạo nên thiết kế mềm mại cho công trình.

Cầu Thuận Phước: Tại sao công trình nổi tiếng lại mang danh

Cầu Thuận Phước (TP.Đà Nẵng) là biểu tượng khiến du khách thập phương ngưỡng mộ

Khi di chuyển qua cầu Thuận Phước, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh TP.Đà Nẵng. Tiếng gió thổi, rít mạnh từng cơn khiến cảm giác thích thú xen lẫn sự choáng ngợp tạo cho du khách một kỷ niệm khó quên.

Dần dần, cầu Thuận Phước trở thành biểu tượng du lịch độc đáo của các “tín đồ du lịch” từ nhiều năm trước.

Và rồi bị xem “cây cầu chết chóc”

Thế nhưng, giờ đây khi nhắc đến cây cầu dây văng hùng vĩ này, người ta sẽ nhắc đến nhiều hơn về sự chết chóc, nơi một số người chọn đến đây để… nhảy cầu tự tử.

Chỉ trong tháng 2.2022, đã có 6 người nhảy từ cầu Thuận Phước xuống sông Hàn tự tử, thi thể nạn nhân sau đó được lực lượng chức năng tìm thấy. Mới đây, hôm 12.3 khi lực lượng chức năng triển khai phương tiện ứng cứu, tìm kiếm người phụ nữ 47 tuổi (quê tỉnh Thừa Thiên – Huế, tạm trú Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) thì tá hỏa phát hiện thêm 1 thi thể nam thanh niên 19 tuổi tại khu vực mố cầu Thuận Phước. Qua khám nghiệm thi thể nạn nhân, lực lượng công an phát hiện nhiều giấy tờ cầm cố tài sản. Cơ quan chức năng sau đó nhận định khả năng người này đã nhảy cầu tự tử trước đó.

Cầu Thuận Phước: Tại sao công trình nổi tiếng lại mang danh

Hôm 12.3, lực lượng chức năng đang tìm kiếm thi thể người phụ nữ nhảy cầu Thuận Phước tự tử thì phát hiện thêm thi thể nam thanh niên 19 tuổi dưới mố cầu Thuận Phước

Một hiện tượng xã hội đang được nhiều người quan tâm: Vì sao cầu Thuận Phước, công trình đáng tự hào của một thành phố du lịch, lại trở thành địa điểm tự tử nhiều đến như vậy?

Lý giải về thiết kế, cầu Thuận Phước có độ tĩnh không thông thuyền lên đến 27m, nếu một người muốn kết thúc sự sống, họ nhảy từ lan can cầu xuống sông Hàn thì độ cao lên đến khoảng 30m. Đã không có trường hợp nào sống sót khi quyết định nhảy từ cầu Thuận Phước xuống sông Hàn.

Theo người dân địa phương, cầu Thuận Phước nối Q.Hải Châu và Q.Sơn Trà, cách trung tâm TP.Đà Nẵng hơn 2km nên nơi này phương tiện qua lại ít hơn so với các cây cầu khác, thêm nữa là nếu một người đã muốn chấm dứt sự sống vì nhiều nỗi lo toan, muộn phiền, bi kịch, bệnh hiểm nghèo… thì việc ứng cứu của người đi đường sẽ rất khó.

Nếu có chứng kiến nạn nhân tự tử, người đi đường cũng không thể nhảy từ cầu xuống để cứu, còn để bơi từ bờ sông Hàn ra vịnh Đà Nẵng (để tiếp cận nạn nhân) thì quá xa. Thực tế, nhiều người chứng kiến đã bất lực khi thấy nạn nhân nhảy xuống sông, chỉ còn cách gọi điện báo lực lượng chức năng dùng ca nô tìm kiếm, Và kết quả là đưa thi thể nạn nhân lên bờ.

Từ ngày cầu Thuận Phước đưa vào hoạt động, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra, đáng kể đến là vụ ô tô tông bay lan can cầu rơi xuống chân cầu hồi năm 2010 khiến 2 người trong ô tô tử vong tại chỗ. Đến năm 2015, một ô tô “điên” đã húc bay 1 chiếc xe máy khiến vợ chồng nạn nhân rơi xuống chân cầu ở độ cao hơn 20m, thiệt mạng. Chưa hết, những cái chết đau lòng liên tiếp xảy ra khi người dân chọn nơi đây để nhảy xuống sông Hàn tự tử, hay treo cổ tự tử ở thành cầu…

Ông Nguyễn Thụy (67 tuổi, trú đường 3 tháng 2, P.Thuận Phước, Q.Hải Châu) cho biết, khi cây cầu Thuận Phước đưa vào hoạt động, người dân địa phương rất vui vì đã rút ngắn rất nhiều đoạn đường từ Hải Châu đi Sơn Trà, nhất là khu vực P.Thuận Phước, P.Thanh Bình… (Q.Hải Châu) đi P.Thọ Quang, P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà). Thế nhưng cũng từ đó nhiều cái chết đau lòng xảy ra.

“Sự sống và cái chết rất khó nói, khi họ đã cố muốn chết thì làm sao cản được, không cách này thì cách khác. Gần đây nhiều người chọn cách nhảy cầu Thuận Phước tự tử. Là người địa phương, tôi thấy đáng tiếc cho một công trình nổi tiếng lại mang danh chết chóc, giờ đây nhiều người ám ảnh hơn là thích thú như lúc ban đầu”, ông Thụy tâm sự.

Cầu Thuận Phước: Tại sao công trình nổi tiếng lại mang danh

Cầu Thuận Phước nhìn từ bờ tây sông Hàn lung linh về đêm

Nỗ lực hết sức nhưng “đổ sông đổ bể”

Khi cuộc sống có nhiều áp lực, bộn bề lo toan, rơi vào bi kịch không lối thoát, nhiều người chọn cách kết thúc cuộc sống để không còn liên luỵ, phiền hà đến ai. Thế nhưng, trong những vụ nhảy cầu Thuận Phước tự tử, người ở lại luôn chứng kiến cảnh lực lượng chức năng TP.Đà Nẵng nỗ lực túc trực, thuyết phục, khuyên răn nạn nhân từ bỏ ý định tự tử.

Cầu Thuận Phước: Tại sao công trình nổi tiếng lại mang danh

Anh O.V.Th (42 tuổi, trú P.Thuận Phước, Q.Hải Châu) ngồi vắt vẻo trên cầu Thuận Phước hơn 15 giờ đồng hồ. Sau đó, người này nhảy cầu Thuận Phước tự tử

Ngày 8.3, anh O.V.Th (42 tuổi, trú P.Thuận Phước, Q.Hải Châu) dù đã được lực lượng chức năng và gia đình thuyết phục, trấn an hơn 15 giờ vắt vẻo trên lan can cầu Thuận Phước (từ khoảng 9 giờ ngày 7.3 đến 0 giờ ngày 8.3), đã trở về nhà, nhưng vẫn quay lại, nhảy cầu.

PV Thanh Niên chứng kiến cảnh lực lượng công an phường Thuận Phước, Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ túc trực khuyên giải nạn nhân ròng rã hơn 15 giờ đồng hồ mới thấu hết sự vất vả của lực lượng chức năng. Nhưng đến cuối cùng thì công sức vẫn “đổ sông đổ bể”. Người đàn ông 42 tuổi này vẫn chọn cách tự kết liễu đời mình bằng nhảy cầu.

Theo một cán bộ Công an P.Thuận Phước (Q.Hải Châu), sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, có nhiều vụ nhảy cầu tự tử xảy ra, đơn vị cũng đã tăng cường tuần tra ở khu vực cầu Thuận Phước để kịp thời ngăn cản nhiều vụ việc. Mới đây, hôm ngày 10.3 công an phường đã khuyên răn, ngăn cản một cụ ông từ bỏ ý định nhảy cầu, sau đó đưa người này về nhà.

“Các lực lượng vẫn kiên trì phối hợp cùng nhau, nhất là lực lượng cứu nạn cứu hộ để ngăn cản người dân nhảy cầu Thuận Phước tự tử. Trong đơn vị cũng có những chiến sĩ có kinh nghiệm ở lĩnh vực tâm lý, khi tiếp cận nạn nhân cũng đã làm hết sức mình”, vị cán bộ chia sẻ.

Cầu Thuận Phước: Tại sao công trình nổi tiếng lại mang danh

Lực lượng chức năng túc trực trên cầu Thuận Phước sẵn sàng ứng cứu người đàn ông 15 giờ ngồi vắt vẻo trên lan can cầu Thuận Phước

Thời gian gần đây, sau nhiều vụ nhảy cầu Thuận Phước liên tiếp, cộng đồng mạng đã nêu ý kiến đề xuất phương án ngăn cản người dân tự tử. Trong đó có ý kiến cho rằng cơ quan chức năng điều chỉnh lan can cao hơn hiện tại, rào lưới bên dưới mố cầu để giảm thiểu người chết.

Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Q.Hải Châu, nếu thay đổi thiết kế cầu phải thông qua nhiều đơn vị. Tính khả thi cũng cần được đề cập, vì gần đây có nhiều trường hợp được khuyên can trở về nhà nhưng sau đó vẫn tìm đến cái chết…

“Trước thực trạng nhiều vụ nhảy cầu Thuận Phước tự tử trong thời gian ngắn khiến dư luận xôn xao, địa phương cũng đã nắm tình hình và hết sức trăn trở. Lâu nay chúng tôi đã tăng cường nhiều lực lượng phối hợp tuần tra, nhắc nhở và thuyết phục nhiều trường hợp. Thế nhưng để níu kéo sự sống, ngăn chặn tự tử khi một ai đó đã quyết tâm thì quả thật là khó”, vị lãnh đạo Q.Hải Châu nói.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img