Mỗi ngày, tôi làm việc 10 tiếng với máy vi tính. Gần đây, tôi thấy cổ – vai – gáy hay bị căng cứng, đau nhức, và tê mỏi cổ tay, bàn tay, ngón tay. Tôi còn trẻ mà đau khớp có nguy hiểm không? Nên làm gì để giảm đau nhức, phòng bệnh khớp hiệu quả, thưa bác sĩ? (Tuấn Anh, 27 tuổi, An Giang)
Thạc sĩ Trần Anh Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có khoảng 60% người làm các công việc văn phòng như lễ tân, hành chính, pháp lý, kế toán, công nghệ thông tin, thiết kế… thường xuyên “chống chọi” với tình trạng đau nhức xương khớp, chủ yếu ở vùng cổ – vai – gáy, thắt lưng và cổ tay. Điều này không chỉ cản trở công việc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau lưng, mỏi cổ – vai – gáy là căn bệnh thường gặp của dân văn phòng |
Nguyên nhân gây bệnh khớp ở dân văn phòng thông thường là do tính chất công việc phải ngồi một chỗ nhiều giờ, gõ bàn phím liên tục… Tình trạng này sẽ làm giảm tưới máu và dồn áp lực lên các khớp xương, gây căng cơ, đau nhức. Chưa kể, thói quen ngồi làm việc sai tư thế (như khom lưng, lệch vai, ngồi quá thấp so với màn hình máy tính…), lười vận động, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh… cũng làm đẩy nhanh quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp.
Hiện nay, bệnh xương khớp đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Nhiều người mới chỉ 20 – 30 tuổi nhưng đã gặp các vấn đề đau nhức, căng cứng ở các khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động lẫn công việc. Tuy nhiên, đau khớp ở người trẻ, nhất là dân văn phòng có thể cải thiện sớm nếu người bệnh chú ý bảo dưỡng khớp đúng cách.
Trước hết, dân văn phòng cần chú ý làm việc đúng tư thế: Giữ cột sống luôn thẳng và xương chậu hơi nghiêng về phía trước; đầu gối và hông ở góc 90 – 100 độ; cổ tay – khuỷu tay nên đặt ngang bằng và thẳng hàng với nhau; phần thân trên cách màn hình máy tính khoảng 50 – 66 cm…
Ngoài ra, ghế ngồi phù hợp cũng rất quan trọng. Dân văn phòng nên sử dụng ghế ngồi có bánh xe hỗ trợ xoay, đệm tựa lưng để hỗ trợ cột sống, ngăn ngừa đau mỏi vai gáy và đau lưng.
Đặc biệt, người làm việc văn phòng không nên ngồi yên một chỗ trong nhiều giờ vì có thể khiến khớp bị “đóng băng”, ngay cả khi đó là tư thế đúng. Cứ sau 30 phút tập trung, mọi người nên để cơ bắp và các khớp được thư giãn. Tốt hơn nữa là tập một số bài tập thể dục như xoay tròn cổ và cằm, kéo nhẹ đầu sang từng bên, massage cổ tay, duỗi bắp chân… để giải tỏa căng thẳng.
Trường hợp đau nhức cấp tính (như chấn thương, đau cứng cơ, viêm xương khớp cấp tính…) có thể áp dụng chườm lạnh để giảm đau. Nếu đau khớp mạn tính hoặc đau sau chấn thương sau 48 giờ, có thể chườm nóng để hỗ trợ làm giãn mạch, thúc đẩy lưu thông máu. Lưu ý không chườm lên vùng có vết thương hở, da phồng rộp, sưng đỏ…
Nếu sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng. Bởi nếu dùng các loại thuốc này lâu dài, sai liều dùng, có thể làm tổn thương gan, thận, dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa…
Để giảm tác dụng phụ từ thuốc giảm đau, nuôi dưỡng xương khớp toàn diện, tránh đau nhức cổ – vai – gáy, cột sống, tay chân… dân văn phòng có thể sử dụng các tinh chất thiên nhiên đã được chứng minh về khả năng giảm đau an toàn như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Những hoạt chất thiên nhiên này được tinh chiết tinh khiết bằng công nghệ sinh học phân tử nên dễ hấp thu, được chứng minh công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và phòng bệnh xương khớp hiệu quả cho nhiều đối tượng, đặc biệt là dân văn phòng.
Xem thêm thông tin về các dưỡng chất tốt cho khớp tại đây.
Nguồn: thanhnien.vn