Monday, November 25, 2024

Nghiên cứu bất ngờ chỉ ra: Ngủ quá sớm cũng gây hại không kém việc ngủ muộn, cẩn thận nguy cơ tử vong bất thường


(Chuyện Nóng 24h) – Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây suy giảm sức khỏe. Nhưng ít ai ngờ rằng, ngủ quá sớm và quá nhiều cũng có hại không kém.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều biết rằng giấc ngủ là cách cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động với tải trọng cao. Khi đó, thời lượng và chất lượng giấc ngủ sẽ tác động rất nhiều đến sức khỏe.

Đồng thời về lâu dài, ngủ đúng cách và đủ giấc cũng sẽ có quyết định việc một người có cơ thể khỏe mạnh hay không. Vậy, những hiểu lầm về thói quen ngủ hàng ngày hay những hành vi ngủ sai lầm sẽ gây ra những tác hại gì cho cơ thể con người?

Đi ngủ quá sớm

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Đại học McMaster ở Canada vào năm 2021, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 112.198 người ở 21 quốc gia trong 9 năm và cuối cùng phát hiện ra: 

Ở nhóm đi ngủ quá sớm so với những người ngủ bình thường, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 45 %; các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, đột quỵ tim,… tăng 23 %.

Có nghĩa là, trong cuộc sống hàng ngày, những người đi ngủ quá sớm sẽ gây hậu quả xấu cho cơ thể. Ngoại trừ nhóm người đã thức khuya vào ngày hôm trước cần ngủ sớm để bù lại thời gian ngủ cần thiết.

Ngủ quá muộn

Một lượng lớn các nghiên cứu đã khẳng định rằng ngủ quá muộn hoặc thức khuya rất có hại cho cơ thể. Trong cuộc sống hàng ngày, cũng có nhiều trường hợp đột tử do thức khuya. Cụ thể, những tác hại của việc thức khuya như sau:

1. Giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư, tăng nguy cơ tử vong;

2. Cản trở quá trình phục hồi các cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận;

3. Huyết áp dao động lớn, dẫn đến gây ra các tổn thương liên quan đến tim mạch và mạch máu não, thậm chí là tăng nguy cơ đột quỵ;

4. Gây rối loạn nội tiết trong cơ thể con người, dễ dẫn đến béo phì, tiểu đường…

Tóm lại, thức khuya trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể con người, cuối cùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Nghiên cứu bất ngờ chỉ ra: Ngủ quá sớm cũng gây hại không kém việc ngủ muộn, cẩn thận nguy cơ tử vong bất thường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Aboluowang

Ngủ quá nhiều

Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã chỉ ra rằng, thời gian ngủ quá dài cũng có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ tử vong. Ngủ quá sớm có thể khiến giấc ngủ kéo dài lâu hơn ở một mức độ nhất định. 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu đã chỉ ra rằng, ở người trưởng thành, ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày có thể làm tăng 41% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Đồng thời, thời gian ngủ quá nhiều có tác động đến điểm nhận thức của não người, tăng khả năng mức bệnh Alzheimer. 

Ngủ quá ít

Nghiên cứu bất ngờ chỉ ra: Ngủ quá sớm cũng gây hại không kém việc ngủ muộn, cẩn thận nguy cơ tử vong bất thường - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Aboluowang

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng bình thường của cơ thể con người, gây ra những hậu quả bất lợi như béo phì và tiểu đường. Theo nghiên cứu vào năm 2021, những người có thời gian ngủ ngắn (ít hơn 7 tiếng) cuối cùng sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 12% so với những người ngủ từ 7-9 tiếng.

Thời gian ngủ hợp lý và đều đặn cho từng giai đoạn

1. Trẻ mới biết đi và trẻ từ 1-3 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này, để phát triển tốt hơn, nên đảm bảo ngủ khoảng 12 tiếng mỗi đêm, và 2 – 3 tiếng vào ban ngày.

2. Trẻ em từ 4-12 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi này nên kiểm soát giấc ngủ từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày, điều này không chỉ có thể đảm bảo  hệ miễn dịch và sự phát triển thể chất không bị ảnh hưởng, mà còn tránh được nguy cơ béo phì do ngủ quá nhiều.

3. Giai đoạn từ 13-29 tuổi

Ở giai đoạn này, hoạt động thể chất và tinh thần tương đối nhiều, chúng ta cũng không đòi hỏi thời gian ngủ nhiều như những giai đoạn trên nữa. Vì vậy, thời điểm này nên kiểm soát thời lượng ngủ vào khoảng 8 tiếng và cố gắng đảm bảo ngủ trưa khoảng nửa tiếng.

4. Người lớn từ 30-65 tuổi

Theo nghiên cứu có liên quan, những người ở giai đoạn này có thời gian ngủ tối ưu là khoảng 7 tiếng, nhưng nếu có cơ hội thì nên ngủ khoảng 8 tiếng sẽ tốt hơn. Đồng thời, vẫn phải điều chỉnh linh hoạt tùy theo độ tuổi và thể lực của mỗi người.

5. Nhóm người trên 65 tuổi

Ở giai đoạn này, chức năng thể chất của người cao tuổi đã bị suy yếu nhiều, phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ.

Do đó, yêu cầu về thời lượng giấc ngủ cũng có thể giảm xuống, còn khoảng 5,5 – 7 tiếng. Những người cao tuổi trong giai đoạn này nếu có thể ngủ khoảng 7 tiếng cũng góp phần giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hiệu quả.

Nghiên cứu bất ngờ chỉ ra: Ngủ quá sớm cũng gây hại không kém việc ngủ muộn, cẩn thận nguy cơ tử vong bất thường - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Aboluowang

Với những thông tin liên quan trên, mong rằng mọi người có thể nhận ra tầm quan trọng của một giấc ngủ khoa học. Cụ thể, thời gian ngủ nên được kiểm soát trong khoảng từ là 7-9 tiếng, không ngủ quá sớm hoặc quá muộn mà hãy cố gắng ngủ trong khoảng thời gian từ 10-11 giờ tối.

Tất nhiên, tùy vào điều kiện sinh hoạt cá nhân, bạn có thể tự điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của cơ thể, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tình trạng học tập hay công việc hàng ngày.

*Theo: Aboluowang



Nguồn: toquoc.vn

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img