Loại thức uống đang được nhắc đến chính là nước lá tía tô. Tại Việt Nam, tía tô là một trong những cây thuốc dân gian lâu đời, mang lại nhiều tác dụng sức khỏe đáng kinh ngạc. Ngoài việc sử dụng để nấu nướng và chế biến món ăn, lá tía tô còn dùng để nấu nước và uống để bổ sung dinh dưỡng, điều trị bệnh tật.
Lợi ích của lá tía tô có gì mà người Nhật “phát cuồng” như vậy?
Nhìn sơ qua, lá tía tô có màu tím xanh hoặc màu đỏ, sở hữu tính ấm đặc trưng. Ngoại hình là những chiếc lá đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa. Trong Đông y thì loại lá này vô cùng nổi tiếng, có tác dụng chữa cảm lạnh, giúp ra mồ hôi và đào thải độc tố trong cơ thể. Tía tô cũng chứa nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe.
Để chế biến lá tía tô có rất nhiều cách, nhưng thông dụng nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như một loại rau sống, hoặc pha lấy nước uống. Hương vị của tía tô được đánh giá là thanh mát, dễ uống và thoang thoảng hương thơm cam thảo. Nếu uống đều đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích không tưởng.
Người Nhật cực kỳ ưa chuộng lá tía tô để chế biến món ăn, đặc biệt phụ nữ hay tận dụng để làm đẹp da. Nhờ lượng vitamin A, C cùng các chất chống oxy hóa dồi dào, nước lá tía tô sẽ giúp da loại bỏ các tế bào chết, tăng độ trắng sáng và làm da đều màu hơn. Họ còn hay dùng tía tô để ăn kèm với các món tươi sống.
Theo các chuyên gia, lá tía tô còn sở hữu một số lợi ích đặc trưng như sau, đảm bảo nếu biết rồi thì phụ nữ không thể bỏ lỡ:
– Chăm sóc và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong
Như đã đề cập, với chất chống oxy hóa cùng các thành phần kháng khuẩn đặc trưng, lá tía tô có thể làm giảm các loại mụn do sưng viêm. Bên cạnh đó, tía tô còn kích thích cơ thể bài độc mạnh mẽ qua tuyến mồ hôi, giúp loại bỏ các chất gây hại cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.
– Giúp giảm cân
Trong lá tía tô có chứa chất Alpha linolenic làm giảm cholesterol xấu LDL, kết hợp cùng chất xơ giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, tạo cảm giác no lâu nên giảm cân nhanh. Theo Đông y, loại lá này còn là “địch thủ” của mỡ thừa vì chúng chuyển hóa mỡ thừa từ dạng rắn thành dạng lỏng nhờ tính ấm nóng.
– Giảm mề đay, mẩn ngứa
Khi thời tiết chuyển nóng như hiện tại, mề đay và mẩn ngứa sẽ dễ nổi lên, cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, uống nước lá tía tô sẽ làm giảm tình trạng bệnh đáng kể nhờ khả năng chống viêm nhiễm. Nếu muốn phát huy tác dụng nhanh thì dùng bã lá đắp trực tiếp vào chỗ ngứa.
– Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout
Trong lá tía tô sở hữu các hoạt chất làm giảm axit uric trong máu, góp phần cải thiện tình trạng bệnh gout nhanh chóng. Bên cạnh việc uống nước lá tía tô, bạn có thể dùng lá giã nhuyễn rồi băng vào vùng khớp bị đau nhức 20 phút, làm trước khi ngủ để hạn chế cơn đau vào ban đêm.
– Điều trị hen suyễn, cảm lạnh
Nhờ tính ấm và vị cay đặc trưng, lá tía tô có thể giảm nhanh tình trạng hen suyễn ở người lớn và trẻ em. Uống nước tía tô hàng ngày sẽ dứt dần cơn suyễn tự nhiên. Loại nước này cũng hỗ trợ giải cảm lạnh, nhưng nhớ hãy uống khi còn nóng thì mới phát huy công dụng.
Lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô
Dù lá tía tô nói chung hay nước lá tía tô nói riêng có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng không phải muốn sử dụng tùy tiện thế nào cũng được. Theo đó, bạn hãy lưu ý một vài điều để sử dụng tía tô an toàn, không gây tác dụng phụ:
– Mỗi tuần chỉ nên uống 3-4 lần nước lá tía tô, không nên dùng quá nhiều vì sẽ gây chướng bụng, khó tiêu và ảnh hưởng tới huyết áp.
– Không dùng lá tía tô với cá chép, bởi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau có thể gây dị ứng, mẩn ngứa nặng nề.
– Trong lá tía tô có nhiều sắt nên không phù hợp với người bị cao huyết áp, nếu dùng quá độ sẽ khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
– Khi nấu xong nước lá tía tô, nên sử dụng hết trong vòng 24 giờ để đảm bảo hương vị cũng như chất lượng. Uống trước khi ăn 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.
– Không nấu nước lá tía tô quá 15 phút, bởi các tinh dầu có lợi trong lá sẽ bị bốc hơi hết, uống vào không còn tác dụng.
Theo Healthbenefit, Cookedbest
Nguồn: toquoc.vn