Rau khoai lang được biết đến như một thực phẩm rẻ tiền, là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đồng thời cũng là thực phẩm hữu ích cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng dinh dưỡng trong rau khoai lang tốt hơn rất nhiều so với củ khoai lang.
Không chỉ thế, hàm lượng canxi, sắt, photpho, carotene, vitamin C, B1, B2, niacin và các nguyên tố vi lượng khác trong rau khoai lang được xếp đứng đầu trong các loại rau.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á (AVRDC), lá khoai lang được Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách 10 loại rau chống oxy hóa hàng đầu, vì chúng rất giàu chất xơ, vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kali, magiê và kẽm. Lá khoai lang có thể đáp ứng lượng vitamin A, B và C cần thiết cho một ngày.
Với những công dụng kể trên, lá khoai lang được ví như “nhân sâm” của người Việt.
Lá khoai lang có thể tiêu diệt 98% tế bào ung thư?
Viện nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia Nhật Bản đã tiến hành phân tích chi tiết tác dụng chống ung thư của rau khoai lang thông qua nghiên cứu thói quen ăn uống của 260.000 người.
Khảo sát cho thấy, lá khoai lang là loại rau có khả năng chống ung thư mạnh nhất trong hơn 20 loại rau, tỷ lệ ức chế tế bào ung thư lên tới 98%.
Các nhà nghiên cứu phân tích rằng khoai lang có chứa một chất hóa học gọi là hydroepiandrosterone, có thể ức chế tốt sự xuất hiện của ung thư ruột kết và ung thư vú.
Không những vậy, theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, rau khoai lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, biotin và các khoáng chất như Magie, Phospho, Canxi, Na, Kali, Mangan, Kẽm, Đồng, Sắt…
Gần đây, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau khoai lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.
Theo Medical News Today, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc bổ sung chế độ ăn giàu calo (HCD) với khoai lang tím đã làm giảm mức interleukin-6 (IL-6) – một loại protein lân cận với viêm sưng mà các nghiên cứu cho thấy có thể làm tăng ung thư đại tràng.
Khoai lang tím giàu axit phenolic và anthocyanins. Khoai trắng có thể có các hợp chất hữu ích, nhưng khoai lang tím có nồng độ hợp chất chống viêm, chống ô xy hóa cao hơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các hợp chất này có đặc tính chống ung thư.
Công dụng khác của lá khoai lang
1. Tốt cho đường ruột
Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Chất xơ trong loại rau này sau khi ăn vào cơ thể có tác dụng đẩy nhanh nhu động đường tiêu hóa, giúp tăng cường sinh lực cho dạ dày và tiêu hóa thức ăn. Đồng thời giúp tống độc tố ra khỏi đường ruột, có tác dụng bảo vệ ruột và dạ dày, ngăn ngừa và làm giảm táo bón.
2. Chống lão hóa
Protein chất nhầy trong thân khoai lang có thể ngăn chặn sự lắng đọng các chất lipid trong máu trên thành mạch máu, có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch và cũng có thể chống lại sự teo và lão hóa của các cơ quan của con người, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Thanh nhiệt, giải độc
Rau khoai lang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt vì có tính thanh nhiệt, làm mát. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu.
Rau khoai lang chứa nhiều chất xơ lại ít năng lượng nên khi ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa vừa hoạt động tốt mà lại tạo cảm giác no lâu, làm cho người dùng quên đi cảm giác thèm ăn, rất tốt cho chế độ giảm cân, chống béo phì.
Lá khoai lang rất tốt nhưng khi ăn cần chú ý 5 điều sau
1. Không ăn rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, ăn thêm loại rau này sẽ lại làm lượng đường trong máu hạ thêm, gây mệt mỏi.
2. Không ăn rau khoai lang quá thường xuyên vì chứa nhiều calcium có thể gây sỏi thận.
3. Những người có đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ kém không nên ăn vì bản thân lá khoai lang có tác dụng thông đại tiện, nếu đường tiêu hóa và hấp thu không tốt, ăn lá khoai lang sẽ làm nặng thêm chứng khó chịu đường tiêu hóa.
4. Lá khoai lang không ăn được với hải sản, quả hồng, trứng. Mặc dù lá khoai lang có nhiều tác dụng nhưng cũng có nhiều chống chỉ định. Nó không ăn được với hải sản như cua, tôm nếu không sẽ gây ra một số triệu chứng về đường tiêu hóa.
Ăn quá nhiều lá khoai lang và quả hồng sẽ khiến cho cơ thể tăng tiết axit trong dạ dà. Axit trong lá khoai lang và quả hồng sẽ kết tủa và cô đặc lại. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng như loét dạ dày và chảy máu dạ dày có thể xảy ra.
Một lượng lớn cholesterol và protein trong trứng sẽ phản ứng với một số chất tannin trong lá khoai lang, ăn vào sẽ bị đau bụng.
5. Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Tổng hợp
Nguồn: toquoc.vn