Một khảo sát cho thấy nhiều người thường gặp phải tình trạng buồn ngủ ập đến ngay sau mỗi bữa ăn.
(Ảnh: Getty Images)
Theo một số nghiên cứu khoa học, hai bộ phận của cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng nhất đó là não bộ và hệ tiêu hóa. Do đó khi chúng ta ăn no thì lượng máu đẩy xuống dạ dày sẽ nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc lưu thông máu giữa các cơ quan trong cơ thể bị chênh lệch quá lớn, gây ra hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn.
Mặt khác chúng ta ăn những thực phẩm có hàm lượng đường cao, nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên rồi giảm xuống đột ngột. Và đây là một trong những yếu tố gây ra cảm giác mệt mỏi, tạo ra cơn buồn ngủ.
(Ảnh: Getty Images)
Sau khi ăn, cơ thể sẽ giải phóng hormone serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều chỉnh chu kỳ ngủ của con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ serotonin tăng lên có thể khiến chúng ta cảm thấy uể oải, dễ rơi vào tình trạng buồn ngủ.
Mặc dù, chuyên gia không chắc chắn 100% rằng hoạt chất này ảnh hưởng xấu, trực tiếp đến giấc ngủ. Nhưng họ đảm bảo nó là nguyên nhân chính gây ra cảm giác chệnh choạng, thiếu tỉnh táo sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu cũng nhận định rằng thực phẩm giàu axit amin sẽ đem lại cảm giác buồn ngủ cho mỗi người. Chất giàu thành phần dinh dưỡng này được tìm thấy trong phô-mai, trứng, đậu phụ,… Bên cạnh đó, một số thực phẩm có melatonin – chất cải thiện giấc ngủ có ở các loại hạt, ngũ cốc, quả anh đào cũng gây ra tình trạng tương tự.
Trong khi nghiên cứu vẫn chưa tìm ra câu trả lời cuối cùng lý giải tại sao lại có tình trạng buồn ngủ sau khi ăn, Tiến sĩ Shortt khuyên mọi người nên có một chế độ ăn uống lành mạnh. Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời, bạn cần tránh ăn khẩu phần quá lớn nhằm ổn định lượng đường trong máu.
Nguồn: vtv.vn