Đau hàm có thể dẫn tới nhiều chứng đau khác nữa như đau tai, đau đầu và đau nhức vùng mặt.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau hàm là chứng rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, hay còn gọi là TMD. Thông thường, các bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra TMD. Một vài nguyên nhân phổ biến nhất là di truyền, chỉnh nha, căng thẳng, thói quen nghiến răng…
Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để lựa chọn các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm vật lý trị liệu, đeo miếng bảo vệ, điều chỉnh thói quen sống hoặc nặng hơn là phẫu thuật.
Vì hàm giữ răng và các dây thần kinh xung quanh nên bạn cũng có thể cảm thấy đau hàm do các vấn đề răng miệng, ví dụ như sâu răng, viêm lợi, nhiễm trùng răng…Một số triệu chứng khác của đau hàm do răng miệng là:
– Đau ở một bên hoặc một vùng cụ thể
– Đau nặng hơn khi ăn hoặc uống quá nóng, quá lạnh
– Hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng
– Sưng ở hàm
– Sốt
Xoang là những túi khí nằm phía trên xương hàm. Nếu chúng bị lấp đầy bởi chất lỏng do cảm lạnh, dị ứng theo mùa, hút thuốc hoặc các vấn đề khác, chứng nhiễm trùng xoang có thể xuất hiện. Một số triệu chứng của chứng này là:
– Cảm thấy áp lực trên mặt hoặc sưng mặt
– Đau đầu
– Chảy nước mũi, nghẹt mũi
– Hôi miệng
Nếu gặp phải tình trạng này ở mức độ nhẹ, bạn có thể đắp khăn ấm lên mặt hoặc xông hơi để giảm các triệu chứng. Nếu kéo dài quá 10 ngày hoặc ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần tới gặp bác sĩ.
Khi bị nhiễm trùng tai, cơn đau có thể lan tỏa tới khắp khuôn mặt và hàm. Một số triệu chứng khác của nguyên nhân này là:
– Đau một bên đầu hoặc mặt
– Sốt
– Khó nghe
– Chảy dịch trong tai
– Khó ngủ
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai có thể tự khỏi trong vòng 3 ngày. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và chườm ấm để giảm nhẹ các triệu chứng hơn.
Tuyến mang tai sản xuất nước bọt, nằm ở phía sau của hàm dưới và vùng má. Nếu các ống dẫn trong tuyến bị tắc nghẽn, tình trạng viêm tuyến mang tai có thể diễn ra, lan cơn đau tới vùng hàm. Một số triệu chứng khác là:
– Gặp hạn chế khi mở miệng
– Đau nặng hơn khi ăn
– Sưng, đặc biệt là ở phía trước tai
– Đỏ trên mặt hoặc cổ
– Khô miệng
– Có vị chua trong miệng
– Sốt
– Tổn thương dây thần kinh
Triệu chứng phổ biến nhất của tổn thương dây thần kinh là cảm giác ngứa ran như kim châm và yếu ở hàm. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ.
Các khối u này có thể gây ra một số triệu chứng như:
– Sưng quanh hàm hoặc miệng, có thể sưng to hơn theo thời gian
– Răng lung lay
Khi gặp phải các triệu chứng này, bạn cần tìm tới sự trợ giúp của bác sĩ. Họ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u hàm.
Nguồn: vtv.vn