Bánh mì thì quá quen thuộc, từ đơn giản đến cao cấp và là một trong những món ăn làm nên sự độc đáo của ẩm thực Việt Nam. Từ lâu, bánh mì đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người, cũng đã làm nhiều du khách nước ngoài say đắm.
Bánh mì khiến nhiều người mê mẩn bằng những đặc trưng riêng biệt. Trong những năm gần đây, bánh mì xuất hiện trên bản đồ ẩm thực thế giới bởi hương vị mà không nơi nào có được. Vỏ ngoài giòn rụm, ruột bên trong mềm và nhân bánh đậm đà, đa dạng nhưng bánh mì lại có mức giá bình dân.
PV Thanh Niên đã có cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 260 người, số người tham gia khảo sát, độ tuổi trong khoảng từ 15 – 19 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (45,8%), Từ 20 – 24 tuổi chiếm (35%), độ tuổi 25 – 29 chiếm (10,8%), độ tuổi trên 30 tuổi và dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là (5,8%) và (2,7%).
Từ kết quả trên cho thấy, giới trẻ ai cũng biết đến bánh mì và thường xuyên ăn nó. Đặc biệt là độ tuổi học sinh, sinh viên thường có xu hướng chọn bánh mì là loại thực phẩm để ăn hằng ngày” và có kết quả vô cùng thú vị về món bánh mì hằng ngày này.
Món ăn phổ biến hằng ngày của nhiều người
Khảo sát cho thấy, người dân Việt Nam ai cũng từng ăn bánh mì với tỷ lệ 99,6%, duy nhất chỉ một người chưa từng thử món ăn này (chiếm 0,4%).
Với thói quen ăn bánh mì hằng ngay, phần lớn số đông đều chọn rằng đôi khi sẽ mua lấy một ổ và thưởng thức nó (60,4%). Còn với các “tín đồ” trung thành của món bánh mì thì tỉ lệ cũng không phải là nhỏ: chiếm 28,5%. Con số này cho thấy bánh mì là món ăn khá yêu thích của nhiều người. Có khá ít người không ăn bánh mì hằng ngày với tỉ lệ 11,2%.
Cũng theo khảo sát, có hơn phân nửa người là tín đồ của bánh mì. 134 người trả lời rằng bản thân là tín đồ của bánh mì (chiếm 51,5%), 126 người trả lời không phải là tín đồ của bánh mì (chiếm 48,5%).
Điều này cho thấy số lượng người là tín đồ của bánh mì và không phải là tín đồ của món ăn này không chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, số lượng người thích ăn bánh mì vẫn đông hơn.
Bánh mì là món ăn hằng tuần của nhiều người. Kết quả khảo sát cho thấy, không ít người ăn bánh mì 1 – 2 ngày/tuần (chiếm 49,6%), 3 – 4 ngày/tuần (chiếm 31,9%), 5 – 6 ngày/ tuần (chiếm 10,8%), mức độ ăn bánh mì 0 ngày/ tuần (4,6%) và 7 ngày/ tuần rất ít (chiếm 2,7%).
Mọi người thích ăn nhiều loại bánh mì khác nhau. Bánh mì Việt Nam có rất nhiều loại được biến tấu từ nhân cho đến hương vị để thực khách có thể dễ dàng lựa chọn tùy vào khẩu vị của bản thân.
Bất ngờ với bánh mì thịt nướng
Khảo sát sở thích ăn loại bánh mì thì con số cũng khá bất ngờ. Bánh mì thịt, chả không đứng đầu. (Khảo sát cho phép mỗi người được lựa chọn nhiều loại bánh mì yêu thích).
Theo đó, bánh mì thịt nướng được lựa chọn nhiều nhất với 152 người chọn (chiếm 58,5%), kế đó là bánh mì ốp la với 130 người (chiếm 50%), bánh mì heo quay (chiếm 45%), bánh mì chấm sữa (chiếm 40,8%), bánh mì chảo (chiếm 38,5%), bánh mì chả lụa (chiếm 34,2%).
Ngoài ra, bánh mì pate chà bông và bánh mì xúc xích được lựa chọn gần bằng nhau, lần lượt là (chiếm 31,9%) và (chiếm 30,4%).
Bánh mì bò kho có lượng người lựa chọn chiếm 25%, bánh mì chả cá (chiếm 23,8%), bánh mì bò lá lốt (chiếm 16,5%), bánh mì thập cẩm (chiếm 4,2%). Rõ ràng từng loại nhân bánh mì đã tạo nên khoái khẩu ẩm thực riêng biệt.
Chưa hết, những loại bánh mì thực khách từng ăn có thể kể đến như: bánh mì nem nướng, bánh mì cá hộp, bánh mì xíu mại, bánh mì gà roti,…
Khảo sát cho thấy, đa phần mọi người thích ăn bánh mì theo hương vị miền Trung (chiếm 63,8%), tiếp đó là miền Nam (chiếm 55%), và hương vị miền Bắc (chiếm 21,9%).
Tùy khẩu vị của mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau nhưng bánh mì theo hương vị miền Trung được nhiều người yêu thích hơn.
Người Việt cũng lựa chọn nhiều thương hiệu bánh mì khác nhau. Bánh mì vỉa hè được số đông người lựa chọn (chiếm 67,7%), bánh mì xe đẩy chiếm 54,2%.
Với các loại thương hiệu bánh mì khác nhau, số lựa chọn đã từng ăn của người khảo sát cũng phong phú. Bánh mì Sài Gòn có lượng người lựa chọn không ít với 20,4%, bánh mì Hà Nội chiếm 14,2%, bánh mì bò nướng bơ Campuchia chiếm 13,5%, bánh mì Như Lan 11,2%.
Song song đó, nhiều thương hiệu bánh mì tại TP.HCM đã trở nên quá phổ biến với nhiều người và hầu hết các tiệm bánh mì đều được nhiều người biết đến tuy nhiên bánh mì bán ở vỉa hè có vẻ thuận tiện nhất cho nhiều người nên ai cũng đã từng ăn. Nhiều thương hiệu cũng được nhiều người từng ăn qua.
Bánh mì Hồng Hoa, bánh mì thịt nướng Nguyễn Trãi, bánh mì Bùi Thị Xuân, bánh mì Cóc, bánh mì cô Điệp có lượng người từng ăn từ 6,2 – 9,6%. Bánh mì 362 và bánh mì Ngọc Mai xấp xỉ lượng khách biết đến lần lượt là (6,5%) và (6,2%).
Bánh mì Bảy Hổ chiếm 5% trên tổng số người tham gia khảo sát. Kế đó, bánh mì Sáu Minh chiếm 3,8%, bánh mì Hoà Mã chiếm 3,5%. Bánh mì Ba Lắc và bánh mì 37 có 3,1% người khảo sát lựa chọn.
Ngoài ra, số ít người còn lựa chọn một vài thương hiệu bánh mì khác như bánh mì Pew Pew, bánh mì quen Vạn Phúc, bánh mì Bình Định, bánh mì Bà Sáu, bánh mì Lập Vinh,…
Bánh mì vỉa hè và bánh mì xe đẩy được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Những “thương hiệu” này có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu với gia thành bình dân, phù hợp với học sinh, sinh viên, người lao động.
Giá bình dân
Giá bán một ổ bánh mì cũng được mọi người quan tâm. Theo đó, mức giá từ 10.000 – 15.000 đồng được nhiều người lựa chọn (chiếm 49,6%), từ 20.000 đồng – 30.000 đồng chiếm (41,2%), và từ 30.000 đồng – 40.000 đồng chiếm 8,8%.
Mức giá trên 50.000 đồng chỉ có một người lựa chọn (chiếm 0,4%). Như vậy, mọi người thường không dành ra số tiền quá lớn để mua một ổ bánh mì. Dù vậy, món ăn này vẫn đáp ứng tiêu chí ngon, vừa miệng, đủ chất.
Số đông đều cho rằng bánh mì là một món ăn chính (chiếm 71,5%). Trong khi đó có một số người lại cho rằng bánh mì chỉ là một món ăn vặt (28,5%). Điều này cho thấy, nhiều người xem bánh mì là một loại thực phẩm thiết yếu, là bữa ăn chính hằng ngày.
Với câu hỏi: “Bánh mì có phải là món ăn giàu chất dinh dưỡng không?” có 149 người cho rằng đây là món ăn bình thường (chiếm 57,3%). Có 93 người cho rằng bánh mì là món ăn giàu chất dinh dưỡng (chiếm 35,8%) và 18 người (chiếm 6,9%) cho rằng bánh mì không phải là món ăn giàu chất dinh dưỡng.
Có rất nhiều lý do để thực khách lựa chọn ăn bánh mì như: ngon, giá cả bình dân, tiện lợi, dễ mua, dễ ăn, chống đói nhanh, tốt cho sức khỏe,….
Trong đó, yếu tố tiện lợi chiếm nhiều nhất chiếm 80%, yếu tố ngon chiếm 75%, giá cả bình dân (chiếm 74,6%), yếu tố dễ mua và dễ ăn được lựa chọn lần lượt chiếm 62,7% và 62,3%, yếu tố chống đói nhanh (chiếm 51,2%) và cuối cùng yếu tố tốt cho sức khoẻ chiếm tỷ lệ khá thấp (8,5%).
Điều này cho thấy, bánh mì Việt Nam hội tủ đủ 3 tiêu chí: tiện, ngon, rẻ. Không những vậy, món ăn này còn khá nhỏ gọn, rất tiện để mang đi khắp nơi hoặc ăn vội để lót dạ. Chính nhờ những yếu tố này, bánh mì chưa bao giờ bị “thất sủng”, dù “rủng rỉnh” hay “cháy túi” mọi người vẫn chọn bánh mì như một món ăn quen thuộc.
Trong số người tham gia khảo sát, độ tuổi trong khoảng từ 15 – 19 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (45,8%), khoảng từ 20 – 24 tuổi chiếm (35%), từ 25 – 29 tuổi chiếm (10,8%). Độ tuổi trên 30 tuổi và dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là (5,8%) và (2,7%).
Từ kết quả trên cho thấy, giới trẻ ai cũng biết đến bánh mì và thường xuyên ăn nó. Đặc biệt là độ tuổi học sinh, sinh viên thường có xu hướng chọn bánh mì là loại thực phẩm để ăn hằng ngày.
Trong tổng số những người tham gia khảo sát, số lượng giới tính nữ ăn bánh mì chiếm 55% nhiều hơn số lượng giới tính nam với 45%.
Theo kết quả khảo sát, số lượng người có thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm phần lớn (51,5%), tiếp đó là số người có thu nhập từ 3 – 7 triệu đồng (22,7%). Số lượng người có thu nhập từ 7 – 12 triệu đồng chiếm (13,5%), và cuối cùng là số người có thu nhập lớn hơn 12 triệu đồng chiếm (12,3%). Dù ở mức thu nhập nào thì bánh mì vẫn là lựa chọn của nhiều người đặc biệt với những người có mức thu nhập chưa cao.
Không quá khi nói, bánh mì Việt Nam là sự kết hợp hài hòa tinh hoa ẩm thực dân tộc với nền ẩm thực thế giới. Ẩm thực Việt Nam có quyền tự hào với món bánh mì bình dị, thân thương.
Nguồn: thanhnien.vn