Sunday, January 12, 2025

Sau trận mưa lịch sử, Đà Nẵng cảnh báo sớm cho vùng thấp trũng qua điện thoại



Sau trận mưa lịch sử vào ngày 14.10, TP.Đà Nẵng vừa chỉ đạo các địa phương, các ngành triển khai hàng loạt giải pháp ứng phó mưa lớn, ngập lụt trên địa bàn, trong đó có cảnh báo sớm qua điện thoại.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP.Đà Nẵng đề nghị sau trận mưa lịch sử ngày 14.10, UBND các quận, huyện phối hợp các ngành, đơn vị rà soát kỹ lại phương án phòng chống thiên tai nói chung và ngập lụt đô thị, ngập lũ ven sông nói riêng để hoàn thiện phương án của địa phương và phương án tổng thể của TP.

Các địa phương tổ chức đánh dấu vết lũ (mực nước ngập cao nhất), nghiên cứu khoanh vùng và lập bản đồ vùng ngập thấp trũng để cập nhật vào phương án ứng phó của địa phương; bổ sung các khu vực ngập và các điểm ngập mới vào phương án, lưu ý các khu vực trũng thấp, khu nhà liền kề, quy hoạch “treo” chờ giải tỏa.

Đáng chú ý, các địa phương cần lập danh sách và số điện thoại người dân vùng trũng thấp để cảnh báo sớm khi có tin cảnh báo mưa, lũ; lập danh sách và công bố rộng rãi số điện thoại cứu hộ cứu nạn của các cấp địa phương và lực lượng vũ trang.

Sau trận mưa lịch sử, Đà Nẵng cảnh báo sớm cho vùng thấp trũng qua điện thoại

Thời gian đến, người dân các địa phương trũng thấp tại TP.Đà Nẵng sẽ được lập danh sách, số điện thoại để kịp thời cảnh báo khi có mưa lớn

Các quận, huyện trang bị, cấp phát thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng vũ trang và lực lượng tại cơ sở đảm bảo theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo lực lượng túc trực và hỗ trợ người dân; rà soát, đề xuất các trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn phù hợp với nhu cầu và thực tiễn thiên tai của địa phương, lưu ý các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết, không gian chật hẹp,…

Các địa phương có biện pháp sơ tán quyết liệt hơn (cần thiết phải cưỡng chế) khi có nguy cơ rủi ro thiên tai xảy ra, đặc biệt là các thiên tai nguy hiểm như bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa cực lớn, sạt lở đất đá; trang bị các trang thiết bị cứu sinh cần thiết như áo phao, phao cứu sinh cho từng hộ gia đình vùng trũng thấp…

Sau trận mưa lịch sử, Đà Nẵng cảnh báo sớm cho vùng thấp trũng qua điện thoại

Nhiều khu vực tại TP.Đà Nẵng bị ngập sâu và gánh chịu lũ quét nghiêm trọng trong trận mưa lịch sử xảy ra vào ngày 14.10 vừa qua

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác vận động, tuyên truyền người dân không bịt cửa thu nước gây cản trở dòng chảy và chung tay với chính quyền trong công tác khơi thông dòng chảy khi có mưa lớn xảy ra…

Tổng rà soát khả năng chống ngập đô thị

Theo chỉ đạo của UBND TP.Đà Nẵng, sau trận mưa lịch sử, Sở Xây dựng cần tổ chức khảo sát, xác định cụ thể, các vị trí, điểm ngập, độ sâu ngập, thời gian ngập tại các khu vực, khu dân cư.

Sở Xây dựng cần đánh giá mức độ ngập và khả năng chịu đựng tối đa của các khu dân cư, khu vực trũng thấp đối với từng trận mưa, cụ thể như: với trận mưa bao nhiêu mm thì khu vực, điểm nào ngập và ngập sâu bao nhiêu để hoàn thiện phương án ứng phó.

Sau trận mưa lịch sử, Đà Nẵng cảnh báo sớm cho vùng thấp trũng qua điện thoại

TP.Đà Nẵng sẽ tổng rà soát khả năng chống chịu mưa lũ đối với hạ tầng đô thị

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương rà soát lại phương án chống ngập đô thị và trung tâm cho phù hợp hơn với thực tiễn hạ tầng, đô thị của TP.

Qua đó, đánh giá lại tổng thể hiện trạng, quy hoạch hệ thống thoát nước, tiêu thoát lũ của TP và các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình thoát nước. Trong đó, khẩn trương khảo sát toàn bộ các bất cập hiện nay về hệ thống cống thoát nước, đặc biệt tại khu vực đô thị cũ (khẩu độ cống, cao trình, khớp nối, cửa thu nước…) và đề xuất phương án cải tạo phù hợp, đồng thời rà soát tình hình vận hành các trạm bơm chống ngập…

Sau trận mưa lịch sử, Đà Nẵng cảnh báo sớm cho vùng thấp trũng qua điện thoại

Sau trận mưa lịch sử xảy ra hôm 14.10, khả năng chống chịu, thoát lũ của hạ tầng đô thị TP.Đà Nẵng đã bộc lộ nhiều điểm yếu

Đáng chú ý, sau trận mưa lịch sử vào ngày 14.10 vừa qua, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cần nghiên cứu đầu tư mới, mở rộng các hồ điều tiết, tích trữ nước khu vực đô thị và nông thôn; tuyệt đối không san lấp sông, suối, ao hồ. Sở Xây dựng lưu ý trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong thời gian đến theo hướng ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa…

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img