7 sự thật thú vị dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thai nhi, cũng như biết cách chăm sóc chúng một cách tốt nhất.
(Ảnh: Brightside)
Trong một nghiên cứu, những phụ nữ mang bầu tham gia được ăn các loại thực phẩm khác nhau. Một số thực phẩm họ được ăn là cải xoăn và cà rốt. Và người ta phát hiện ra, những em bé trong bụng sẽ làm những biểu cảm khác nhau khi người mẹ ăn các loại thực phẩm này: chúng sẽ nhăn mặt khó chịu khi người mẹ ăn cải xoăn và thể hiện khuôn mặt dễ chịu khi người mẹ ăn cà rốt. Lý giải điều này, họ cho rằng do cà rốt có vị ngọt và dễ chịu hơn vị đắng của cải xoăn.
(Ảnh: Brightside)
Khả năng hiểu mùi vị của thai nhi bắt đầu hình thành khi thai được 8 tuần, đó là khi vị giác của chúng bắt đầu hình thành. Thai nhi hấp thu nước ối mỗi ngày, đây là dinh dưỡng và các hương vị đến từ chế độ ăn của người mẹ. Những thứ như đường, axit amin, protein, muối và axit béo đều có trong chất lỏng mà em bé hấp thụ. Đây là lý do tại sao em bé đã hình thành sở thích ăn uống từ rất lâu, trước khi được sinh ra và bắt đầu ăn thức ăn đặc.
(Ảnh: Shutterstock)
Nó được gọi là lanugo, là một lớp lông rất mỏng bao phủ toàn bộ cơ thể và thậm chí cả khuôn mặt của thai nhi. Lớp lông này sẽ không tồn tại quá lâu, hầu hết chúng sẽ biến mất ngay trước khi sinh. Các loài khác như voi, cá voi và hải cẩu cũng có những sợi lông tương tự, chỉ khác là lớp lông của chúng sẽ không biến mất khi được sinh ra.
(Ảnh: Brightside)
Tim của trẻ bắt đầu đập sau 5-6 tuần trong bụng mẹ, và kích thước của nó không lớn hơn đầu đinh ghim. Sẽ mất khoảng 10 tuần để tim được hình thành hoàn chỉnh, và tốc độ đập của nó là từ 110-160 nhịp mỗi phút. Điều khá thú vị là vào cuối thai kỳ, tim của thai nhi nữ đập nhanh hơn tim nam giới.
(Ảnh: Brightside)
Trong một số lần siêu âm, các bác sĩ nhận thấy rằng thai nhi há miệng giống như cách người ta ngáp. Hành động này đầu tiên có thể được nhận thấy ở tuần thứ 24, nhưng đến tuần thứ ba mươi sáu, nó dường như hoàn toàn biến mất. Đồng thời ở lần đầu tiên chúng ngáp, chúng cũng bắt đầu khóc. Mặc dù chúng ta không thể nghe thấy tiếng khóc của chúng, nhưng các cử động như rung cằm, di chuyển miệng và mở hàm đều là dấu hiệu của hành động này.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu nói rằng thai nhi bắt đầu đi tiểu trong bụng mẹ vào khoảng giữa tuần thứ chín và mười sáu. Khi lớn hơn một chút, chúng bắt đầu thải ra 500-700 ml nước tiểu mỗi ngày.
(Ảnh: Brightside)
Khi mới sinh, trẻ có đến 300 cái xương. Khi trẻ lớn dần, nhiều xương trong số này sẽ bắt đầu hợp nhất với nhau và cuối cùng sẽ thành 206 cái. Gần 100 xương thừa này không thực sự là xương, mà chủ yếu là sụn, cuối cùng sẽ hợp nhất với xương thực. Sụn này là mô mềm có trong khắp cơ thể của trẻ.
(Ảnh: Brightside)
Vào khoảng 18 tuần, tai của thai nhi bắt đầu dài ra và có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Khi thai nhi được 6 tháng sẽ có thể trở mình mỗi khi nghe thấy âm thanh. Việc nghe nhiều tiếng ồn lớn, chẳng hạn như âm nhạc và còi báo động có thể gây hại cho trẻ. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai nên giữ âm thanh dưới 115 decibel nếu muốn thính giác của con mình khỏe mạnh.
Nguồn: vtv.vn