Monday, November 25, 2024

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết ‘khởi nghiệp’ bánh tráng trộn vì ăn thử thấy… không ngon: Khách thương quá trời



Được con cháu trong nhà mua bánh tráng trộn để ăn thử, thấy không ngon, cụ Nguyễn Thị Tám (hiện 82 tuổi, còn gọi là ngoại Tám)quyết tâm “khởi nghiệp” với bánh tráng trộn để làm theo khẩu vị của mình. Ai ngờ khách thương quá chừng, tới ủng hộ ngoại đông đúc…

Hàng bánh tráng trộn… 4 thế hệ

Tối tối, tôi vượt qua đoạn đường kẹt xe kinh hoàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.10), chạy sâu vào con hẻm 623/20/33 nhỏ xíu, ngoằn ngoèo để tìm đến hàng bánh tráng trộn của ngoại Tám.

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Tối tối, hàng bánh trán nhỏ của ngoại Tám nhiều khách ghé ủng hộ

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Vì sức khỏe không còn như trước, cháu gái phụ bà buôn bán

Tới nơi, thì không thấy ngoại đâu, chỉ thấy một người phụ nữ trẻ tất bật trộn bánh tráng cho hàng dài khách đang ngồi đợi. Thấy vậy, tôi hỏi: “Ngoại Tám đâu rồi chị hen?”. “Anh chờ chút nhen! Ngoại tui đang trong nhà chuẩn bị thêm nguyên liệu. Lát ra liền!”, chị đáp lại.

Hỏi ra mới biết, đây là chị Ngọc Quyên (39 tuổi, cháu ngoại ngoại Tám), mỗi tối cũng qua đây phụ ngoại buôn bán. Người cháu tâm sự rằng thời gian gần đây, vì lãng tai, sức khỏe cũng không còn như hồi xưa nên việc buôn bán của ngoại, đều có sự giúp đỡ con, cháu, chắt trong nhà.

“Hàng bánh này ngoại mình mở 10 năm trước, nay có mẹ tôi là con gái duy nhất của cụ, các cháu và chắt trong nhà cùng phụ. Hàng bánh tráng này là 4 thế hệ đó”, chị cười, nói vui.

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Hàng bánh nho nhỏ dễ thương, ngoại vẫn chăm chút từng li từng tí

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Ngoại Tám tự hào đa phần các topping có trong bánh tráng đều do ngoại tự làm

Hàng bánh tráng trộn nhỏ xíu xiu dễ thương, nép mình trong hẻm nhỏ yên bình buổi tối, chỉ bán vỏn vẹn từ 17 giờ 30 phút tới gần 22 giờ thì thôi. Bán bữa này bữa khác, theo lời của chị Quyên, nhưng ngày tôi đến, may mắn sao khách đến đông đông, xếp hàng chờ đợi.

“Hồi đó mấy đứa cháu tôi nó mua bánh tráng trộn về cho tôi ăn, mà tôi thấy ăn không ưng, nên quyết định mở bán, làm theo công thức do mình tự nghĩ ra xem sao. Tự dưng được mấy cháu trẻ ủng hộ, có người không quảng tới xa tới mua, làm bà mừng lắm. Tuổi già mà còn được buôn bán, được gặp khách, bà thấy minh mẫn và khỏe ra. Nghỉ bán, ở không, là trong người mệt”

Ngoại Tám

Chừng năm phút sau, ngoại Tám chậm rãi bước ra. Tôi ấn tượng với ngoại bởi nụ cười hiền và gương mặt đầy phúc hậu, dẫu tuổi đã U.90 nhưng vẫn còn minh mẫn. Ngoại lãng tai, tôi phải nói lớn, ngoại mới nghe rõ.

“Hồi đó mấy đứa cháu tôi nó mua bánh tráng trộn về cho tôi ăn, mà tôi thấy ăn không ưng, nên quyết định mở bán, làm theo công thức do mình tự nghĩ ra xem sao. Tự dưng được mấy cháu trẻ ủng hộ, có người không quảng tới xa tới mua, làm bà mừng lắm. Tuổi già mà còn được buôn bán, được gặp khách, bà thấy minh mẫn và khỏe ra. Nghỉ bán, ở không, là trong người mệt”, ngoại cười nói về hành trình khởi nghiệp ở tuổi xế chiều của mình.

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết
Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Bánh tráng trộn vừa miệng, bắt mắt

Nhìn hàng bánh tráng đơn giản với hơn chục loại topping được để gọn trên chiếc bàn nhựa, ngoại tự hào rằng tất cả các nguyên liệu như đậu phộng, hành phi, tỏi phi, thịt bằm, tóp mỡ, sa tế… đều do ngoại đi chợ mỗi ngày và tự làm hết.

Bánh tráng được trộn đều tay, gia vị thấm đều, và điều đặc biệt là ngoại và các con cháu đều chiều khách hết mực: cay hay không cay, ăn được món này món kia hay không, trộn khô hay ẩm…, cụ bà đều hỏi chu đáo trước khi trộn cho khách. Ngoại Tám nói rằng ở đây, ngoại trộn như cho người nhà, như cho các cháu của mình ăn, mỗi cháu một sở thích, một khẩu vị nên mình phải hỏi kỹ để các cháu ăn cho ngon, cho đúng ý.

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Lúc trước khi còn khỏe, ngoại tự làm mọi việc

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Thời gian gần đây, ngoại nói vì sức khỏe yếu nên không còn sức trộn bánh, bà lo chuẩn bị các nguyên liệu, mấy việc vòng ngoài, còn các con cháu của bà, sẽ là người trộn chính. Nhưng dẫu thế nào, thì bà vẫn là nhân vật đặc biệt nhất hàng bánh tráng này, khách nào tới cũng hỏi.

“Ngoại Tám thương khách nhất Sài Gòn”

Trong hàng khách chờ mua bánh tráng tối đó, chị Nguyễn Thị Thu Tâm (22 tuổi, ngụ Q.10) chính là khách “ruột” của ngoại Tám nhiều năm nay. Thực khách kể vô tình biết đến hàng bánh tráng trộn của cụ trên mạng xã hội, chị đã tới mua ăn thử, thấy hợp vị nên mỗi lần thèm bánh tráng là tới đây ủng hộ đều đều.

“Bánh tráng của ngoại là ngon khỏi bàn rồi, nhưng tụi mình tới, chui vào hẻm để mua cũng còn là vì mến ngoại. Ngoại Tám thương khách lắm, coi khách như con cháu trong nhà. Hẻm ngoằn ngoèo nhiều khi mình mua bánh xong ra bị lạc, nhưng giờ quen đường rồi”, chị cười nói.

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

hàng bánh chính là niềm vui tuổi già của ngoại Tám

Còn anh Phạm Hồng Hải (29 tuổi, ngụ Q.10) sống gần đây, cũng là khách quen của ngoại. Không phải là người hảo ăn vặt, nhưng trong một lần được bạn gái dẫn đi ăn bánh tráng, anh mến ngoại nên có dịp đi ngang là ghé mua.

“Tuổi già ngoại vẫn không nghỉ ngơi cùng con cháu, vẫn chăm chỉ lao động khiến mình thương và ngưỡng mộ. Mong là sau này tới tuổi cụ mình còn sức khỏe, minh mẫn giống vậy”, anh cười rồi nhận bánh tráng rời đi.

Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết
Bà ngoại U.90 ở TP.HCM quyết

Nhiều khách ghé ủng hộ vì độ chiều khách của cụ

Nói về việc tuổi già vẫn còn mưu sinh, ngoại cười tâm sự rằng hễ còn sức thì mình còn làm, đến khi nào không còn sức nữa thì mới thôi. Ngoại có 1 người con gái, 5 người cháu và nhiều chắt nhỏ, nhưng không muốn phải phiền, phải quá lệ thuộc vào con cháu.

Với cụ bà U.90 này, hàng bánh tráng chính là tâm huyết, là niềm vui của tuổi già, mà mỗi ngày, ngoại vẫn sẽ dành bao công sức, tình yêu để duy trì nó đến khi nào không được nữa thì thôi…

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img