Tuesday, October 1, 2024

EU vấp phải bế tắc trong việc áp trần giá dầu Nga



Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc họp ngày 23.11 đã thất bại trong việc ấn định mức đề xuất áp trần giá dầu Nga theo cơ chế của G7 và buộc phải tiếp tục thảo luận trong tuần này.

EU vấp phải bế tắc trong việc áp trần giá dầu Nga

Một điểm khai thác dầu khí ở Tây Siberia

Đại diện 27 chính phủ đã ngồi vào bàn đàm phán ở Brussels (Bỉ) vào chiều 23.11 nhằm ấn định mức áp trần giá dầu Nga trong khoảng 65-70 USD/thùng. Tuy nhiên, con số này quá thấp cho một số nước nhưng lại quá cao đối với những nước khác.

“Vẫn còn bất đồng trong vấn đề này. Chúng tôi cần phải triển khai theo hướng song phương”, Reuters hôm 24.11 dẫn lời một nhà ngoại giao EU. “Cuộc gặp kế tiếp của các đại sứ EU sẽ diễn ra vào chiều 24.11 hoặc 25.11”, nhà ngoại giao cho biết.

Nhóm G7 cũng như toàn thể EU và Úc nhất trí sẽ áp trần giá dầu Nga vào ngày 5.12.

Động thái trên là một phần của hoạt động cấm vận kinh tế Nga vì chiến sự Ukraine.

Tuy nhiên, giá trần ở mức nào tiếp tục là đề tài gây tranh cãi. Ba Lan, Lithuania và Estonia cho rằng mức giá từ 65 đến 70 USD/thùng dầu vẫn mang lại nhiều lợi nhuận cho Nga, do chi phí sản xuất ước tính chỉ khoảng 20 USD/thùng.

Trong khi đó, CH Síp, Hy Lạp và Malta, thuộc nhóm nước có ngành vận tải biển lớn và sẽ tổn thất nặng nề nếu Nga xuất khẩu ít dầu, cho rằng mức trên quá thấp và yêu cầu phải nhận được bồi thường nếu tổn thất trong kinh doanh, hoặc cần thêm thời gian để điều chỉnh.

“Ba Lan nói họ không thể chi trả hơn 30 USD/thùng. CH Síp muốn được bồi thường phần thiệt hại. Hy Lạp muốn có thêm thời gian”, một nhà ngoại giao khác cho biết.

Khoảng 70%-85% sản lượng dầu của Nga được xuất khẩu thông qua đường vận tải biển.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Người Hùng Xí Nghiệp - SCTV9
Truy Tìm Bằng Chứng 2
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi