>> 10 cách giảm stress công việc giúp bạn cân bằng cuộc sống
Căng thẳng và stress là do áp lực trong cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc hoặc gia đình và tới khi bệnh biểu hiện bằng những cơn đau, người bệnh đi khám mới biết mình bị mắc viêm loét dạ dày.
Vì sao stress gây ra viêm loét dạ dày ?
Dạ dày là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Căng thẳng được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.
Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột (dây thần kinh phế vị hay dây số X), một hệ thống gồm hàng trăm hàng triệu dây thần kinh giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi sự căng thẳng kích hoạt phản ứng trong hệ thống thần kinh trung ương của bạn, tiêu hóa có thể đóng cửa vì hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa. Chính vì thế stress-căng thẳng có thể gây ra viêm hệ thống tiêu hóa, và làm cho bộ phận này dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP.
Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản có thể làm tăng axit trong dạ dày gây ra chứng khó tiêu.
Stress có thể gây ra đại tràng phản ứng khiến hệ tiêu hóa phản ứng dẫn đến có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Không phải tất cả các trường hợp căng thẳng đều gây loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, nhưng chắc chắn rằng sự căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Và nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây viêm loét dạ dày.
Chính vì lẽ đó, ngày nay, cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng mệt mỏi… khiến cho tỷ lệ viêm loét dạ dày trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu, ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc viêm loét dạ dày với số bệnh nhân trên 4 triệu người và tỉ lệ mắc trong dân số là 1,5%. Ở châu Âu, tỉ lệ mắc khác nhau giữa các nước từ 4 – 6 lần. Ở Thụy Điển, tỉ lệ này là 4,1% trong khi ở Anh chỉ là 0,12%. Ở châu Á là nơi có tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày khá cao tuy nhiên hiện chưa có số liệu thống kê chính thức.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài viêm loét dạ dày, stress còn làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị bất thường sẽ gây ra áp lực cho cơ vòng thực quản dưới. Theo thời gian, cơ quan này sẽ bị suy yếu khiến cho dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên phía trên thay vì di chuyển xuống môn vị và tá tràng.
Ở một số trường hợp bị stress kéo dài và xúc động mạnh có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết. Nguy cơ chảy máu dạ dày tăng lên đáng kể đối với những người có sẵn các bệnh lý dạ dày, dùng rượu bia và sử dụng các loại thuốc chống viêm. Ngoài ra, người có tiền sử xuất huyết dạ dày sẽ có nguy cơ tái phát nếu phải đối mặt với stress dai dẳng trong một thời gian dài.
>> Những thực phẩm nên ăn để đẩy lùi stress trong mùa dịch
>> TS Mỹ tiết lộ tư thế cúi gập người: Giảm stress, rất tốt cho gan, thận, làm khỏe cơ bắp
Cách bảo vệ dạ dày khi bị stress
Khi có biểu hiện bất thường nghi ngờ viêm loét dạ dày và căng thẳng công việc, stress cần thăm khám sớm để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý điều chỉnh lối sống của mình để cơ thể tránh được áp lực do căng thẳng.
Để giảm tình trạng đau dạ dày cách tốt nhất là giải tỏa căng thẳng. Khi căng thẳng thần kinh được kiểm soát, hoạt động của dạ dày sẽ được điều hòa và những ảnh hưởng tiêu cực do stress gây ra cũng sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.
Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng giải tỏa stress để ổn định sức khỏe tinh thần và thể chất. Học cách kiểm soát stress cũng giúp tăng hiệu suất học tập, làm việc và tránh được nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Để làm được điều này trước hết nên ngủ sớm. Giấc ngủ rất quan trọng cho cơ thể bạn. Đây là cách để bạn lấy lại tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi. Cơ thể cũng có thời gian nghỉ ngơi sau khi ngủ đủ giấc.
Tham gia các hoạt động thể thao, chạy bộ, bơi lội, ngồi thiền,… mỗi ngày là cách giảm căng thẳng, lo lắng hiệu quả. Khi đó tâm trí sẽ được trở về trạng thái cân bằng, qua đó giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và nạp lại nguồn năng lượng dồi dào. Ngoài ra, luyện tập thể dục còn giúp ổn định hoạt động của dạ dày, đường ruột, điều hòa nhịp thở, huyết áp,…
Điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng ở đường tiêu hóa, đồng thời góp phần bảo vệ và ổn định hoạt động của dạ dày. Không dùng rượu bia, nước ngọt có gas và hạn chế sử dụng quá nhiều đồ uống chứa caffeine.
Các loại thức uống này kích thích dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị, từ đó làm nghiêm trọng tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng.
Không dùng các loại thực phẩm chứa nhiều axit các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, muối, dầu mỡ và hạn chế dùng thức ăn khó tiêu hóa.
Cần ưu tiên dùng các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… Ngoài ra, nên dùng thức ăn nhạt, mềm và dễ tiêu hóa. bổ sung các loại rau xanh, sữa chua, ngũ cốc, trái cây không chứa axit (thanh long, dừa, bơ,…) để hỗ trợ trung hòa dịch vị và điều hòa nhu động dạ dày – đường ruột.
Nếu không thể kiểm soát stress -căng thẳng nếu cần thiết, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè thân thiết hoặc các chuyên gia tâm lý,…sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, ổn định cảm xúc và tìm ra giải pháp cho những vấn đề trong cuộc sống. Trị liệu tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và khắc phục các vấn đề thể chất có liên quan đến stress.
Những người bị căng thẳng liên quan đến bệnh viêm dạ dày thường được hưởng lợi từ các liệu pháp thư giãn như yoga, thôi miên, thiền định, thư giãn cơ bắp tiến bộ, hình ảnh tâm thần, phản hồi sinh học, và thậm chí cả âm nhạc. Một nghiên cứu tại Harvard Medical School cho thấy rằng những người bị hội chứng viêm dạ dày sẽ giảm đáng kể các triệu chứng nhờ liệu pháp thư giãn.
Như vậy một trong những phương pháp phòng bệnh dạ dày hiệu quả chính là việc giảm căng thẳng trong cuộc sống.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày Các dấu hiệu viêm loét dạ dày thường bắt đầu từ triệu chứng thoáng qua và tiến triển thành nặng dần. – Khởi phát với dấu hiệu khó tiêu sau bữa ăn. – Xuất hiện tình trạng ợ chua, ợ nóng với tần suất tương đối cao. – Xuất hiện những cơn đau nhói. – Bệnh nhân có dấu hiệu nóng rát vùng thượng vị (nằm dưới xương ức). Viêm loét dạ dày thường tiến triển âm thầm. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tác hại không mong muốn cho sức khỏe. Biến chứng của viêm loét dạ dày có thể dẫn các tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, khó phục hồi. Nó dễ gây thủng dạ dày cũng như nguy cơ xơ hóa cao hơn so với người có sức khỏe bình thường. |
https://suckhoedoisong.vn/stress-khien-benh-viem-loet-da-day-them-tram-trong-16922040219171747.htm
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn