Wednesday, December 4, 2024

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, bà H’Mai (56 tuổi, dân tộc Mạ), ngụ tại bon Tinh Wel Đơm, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, vẫn tất bật phơi khô mớ ché dùng để ngâm ủ rượu cần.

H’Mai chia sẻ, từ nhỏ bà đã theo cha mẹ, anh chị lên rừng săn tìm vỏ cây Doong (nói theo tiếng bản địa –PV), sau đó về giã nát thành bột để làm men nấu rượu cần. Con nhím thường hay đào hang dưới gốc cây Doong, đó là cách để H’Mai nhận diện ra loài cây này.

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Những ché rượu cần được bà H’Mai (ngụ xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) làm theo cách truyền thống của người dân Tây nguyên

“Sau hàng chục năm, đến giờ tui vẫn nhớ cách nấu rượu cần của cha ông mình ngày xưa. Mọi thứ đều phải tỉ mỉ và kỹ lưỡng, đó cũng là lý do tui chỉ lủi thủi làm một mình, không dám cho ai “động chân, động tay” vào”, H’Mai nói rồi cho hay, ché phải được phơi khô tầm 10 ngày ngoài trời nắng. “Tui bỏ một nắm lá cây vối vào trong ché, khi nào vò thấy mớ lá đã khô rang thì lúc này mới lấy ché ủ rượu”, H’Mai kể.

H’Mai cho hay, rượu ủ trong ché tầm 2 tháng trở lên uống mới “thấm” được. “Rượu để càng lâu càng ngon. Mỗi năm tui kiếm lời chừng 20 – 30 triệu đồng tiền bán rượu cần. Riêng tết năm nay tui bán được khoảng 50 ché rượu, giá từ 300.000 – 700.000 đồng/ché”, H’Mai kể.

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Bà H’Mai lợp tôn, che bạt để phơi số ché dùng để chứa rượu cần

Ban ngày, H’Mai cần mẫn làm cán bộ hội nông dân thuộc UBND xã Đắk Nia, tối về mới lọ mọ nấu cơm, ủ men để nấu rượu. Vỏ cây Doong thì thường cuối tuần H’Mai mới có thời gian lên rừng săn tìm.

“Trước đây tui chỉ nấu để gia đình sử dụng thôi. Sau này được chính quyền địa phương khuyến khích, với lại tui cũng muốn giữ nét văn hóa của cha ông, thành thử đã nấu bán rượu cần khoảng 15 năm nay rồi”, H’Mai kể.

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Công đoạn phơi ché rất quan trọng, vì nếu ché còn ẩm thì rượu sau khi được ngâm ủ dễ bị chua

Mỗi năm, H’Mai thường đón một số đoàn khách, hoặc học sinh đến tham quan, học hỏi cách nấu rượu cần truyền thống. “Tui mong sao tụi trẻ sẽ tiếp tục giữ lại nét văn hóa của cha ông. Nếu có ai muốn tìm hiểu “bí kíp” nấu rượu cần truyền thống, tui sẵn sàng chia sẻ miễn phí”, H’Mai nhắn nhủ.

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Bà H’Mai chia sẻ, việc ngâm ủ rượu chỉ diễn ra vào mùa khô, mùa mưa thì tạm ngưng vì số ché phơi dễ bị ẩm mốc

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Khi nào nắm lá vối bỏ trong bình ché khô rang, H’Mai mới bỏ nguyên liệu vào ủ rượu

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Đây là vỏ cây Doong, H’Mai vào tít trong rừng già lấy về làm men ủ rượu cần

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Vỏ cây Doong được phơi khô rồi xay thành bột để làm men ủ rượu, đây là cách làm truyền thống của bà con dân tộc Mạ

Dùng vỏ cây rừng nấu rượu cần suốt 15 năm, quyết giữ văn hóa của cha ông

Số rượu cần được bà H’Mai làm theo cách truyền thống, với giá bán từ 300.000 đến 700.000 đồng/ché

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img