Saturday, November 23, 2024

Người Việt chung tay đối phó bất công trong làm việc ở Nhật

Nhiều người Việt tham gia thành lập liên đoàn lao động dành cho người nước ngoài ở Nhật Bản sau khi có không ítthực tập sinhlên tiếng về việc bị đối xử bất công trong quá trình làm việc tại nước này.

Lễ ra mắt liên đoàn diễn ra tại Tokyo vào ngày 18.12, theo Đài NHK. Liên đoàn này được thành lập nhằm giúp các thực tập sinh (TTS) và lao động bán thời gian người nước ngoài tại Nhật có được quyền thương lượng lớn hơn với chủ sử dụng lao động của họ.

Liên đoàn ban đầu có khoảng 20 thành viên, trong đó có nhiều thành viên là TTS kỹ thuật và sinh viên người Việt đang làm việc bán thời gian, theo NHK. Một thành viên người Việt của liên đoàn lao động mới cho biết có nhiều người Việt ở Nhật không nói được tiếng Nhật hoặc không có ai để tư vấn. Chàng sinh viên này, đang làm việc bán thời gian, nói muốn hỗ trợ các đồng hương và để mọi người ở VN biết về tình hình.

Liên đoàn trên được hỗ trợ bởi một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ người Việt sinh sống tại Nhật. Đại diện liên đoàn cho hay họ sẽ gia nhập Rengo Tokyo, một phần của tổ chức lao động lớn nhất Nhật Bản, Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản, với mục đích sử dụng mạng lưới và bí quyết của Rengo giải quyết vấn đề nhanh chóng. Phía Rengo cho hay một liên đoàn lao động dành riêng cho người lao động nước ngoài là rất hiếm và đây có lẽ là liên đoàn lao động đầu tiên ở Nhật có các thành viên chủ yếu là người Việt.

Người Việt chung tay đối phó bất công trong làm việc ở Nhật

Thực tập sinh người Việt Doan Thi Thu Nga (ngoài cùng bên trái) phát biểu trong cuộc họp báo ở TP.Matsuyama thuộc tỉnh Ehime ngày 16.11.2022

Liên đoàn lao động mới được thành lập sau khi tờ Mainichi Shimbun hồi tháng 8 đăng bài nêu tình trạng quấy rối và ngược đãi TTS nước ngoài tại Nhật ngày càng gia tăng. Theo bài báo, trong cuộc họp báo vào tháng 4, 3 nữ TTS người Việt phàn nàn rằng họ không được trả lương cho công việc họ đã làm trước khi chính thức bắt đầu làm việc tại một công ty chế biến thủy sản ở tỉnh Miyagi vào tháng 10.2019. Đến tháng 2.2022, họ bị buộc thôi việc do tranh cãi với chủ sử dụng lao động. Sau đó, họ gia nhập Liên đoàn Lao động Sendai Keyaki. Tuy nhiên, khi họ liên hệ văn phòng Sendai của Tổ chức Đào tạo thực tập sinh kỹ thuật Nhật Bản (OTIT) để được tư vấn, một đại diện OTIT nói “sẽ không thảo luận về trường hợp này trước khi họ rời khỏi liên đoàn lao động”. Sau khi bị Liên đoàn Lao động Sendai Keyaki phản đối, OTIT thừa nhận yêu cầu như thế là “không phù hợp” và hứa hỗ trợ 3 nữ TTS tìm việc khác.

Đến ngày 16.11, một nhóm nữ TTS người Việt khác tổ chức cuộc họp báo tại tỉnh Ehime để phơi bày số giờ làm việc bất hợp pháp mà họ bị chủ lao động cũ là Công ty Koshimizu Hifukukogyo bắt làm và đòi công ty trả tiền công cho số giờ làm thêm, theo Kyodo News. Theo hồ sơ công việc của nhóm TTS này, họ thường phải làm thêm quá 100 giờ mỗi tháng và Koshimizu Hifukukogyo đã không trả cho họ tổng cộng 27 triệu yen (hơn 4,7 tỉ đồng) cho số giờ làm thêm. Điều kiện làm việc khắc nghiệt đã khiến họ tìm tới một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ người Việt tại Nhật vào tháng 8 và họ đã rời khỏi Công ty Koshimizu Hifukukogyo vào ngày 4.11.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img